
Trên số báo in ra ngày 28/5/2025 có một số thông tin như sau:
>> “Nước rút” ôn luyện cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 (Xem trang 1, 2)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là lần đầu áp dụng Chương trình GDPT 2018 với nhiều đổi mới về quy chế, hình thức và nội dung. Còn khoảng một tháng nữa kỳ thi diễn ra, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương ôn luyện, củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm bài và ổn định tâm lý cho học sinh.

>> Triển khai nghiêm túc việc lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp (Xem trang 2)
Ngay sau khi Ủy ban Dự thảo công bố Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vào sáng 06/5, tỉnh Bắc Kạn đã nhanh chóng triển khai lấy ý kiến Nhân dân một cách rộng rãi, bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn, thu hút sự quan tâm và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

>> Đoàn kết, gắn bó giúp dân xây dựng nông thôn mới (Xem trang 3)
Thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng Nông thôn mới”, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực triển khai nhiều mô hình sáng tạo, góp phần quan trọng hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

>> KCN Thanh Bình giữ ổn định hoạt động sản xuất (Xem trang 4, 5)
Trong 5 tháng đầu năm 2025, dù gặp khó khăn về nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp (KCN) Thanh Bình (Chợ Mới) vẫn duy trì hoạt động ổn định. Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy sự thích ứng linh hoạt của các doanh nghiệp, qua đó góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh, mặc dù còn nhiều khó khăn về vị trí địa lý và hạ tầng, KCN Thanh Bình vẫn thu hút 03 dự án đầu tư mới trong 5 tháng đầu năm, với tổng vốn đăng ký hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó 02 nhà đầu tư đã được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Tỉnh Bắc Kạn cũng đang tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản, cơ khí nông nghiệp tham gia đầu tư, tận dụng tiềm năng nguyên liệu tại địa phương.
Ông Hoàng Văn Khởi, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh cho biết: “Chúng tôi tiếp tục duy trì đối thoại định kỳ với các doanh nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất, từ đó kịp thời báo cáo và đề xuất UBND tỉnh có giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế, đất đai, hạ tầng. Mục tiêu là giữ ổn định hoạt động sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng môi trường đầu tư”.
>> Hỗ trợ chuyển đổi nghề, tái thiết sinh kế (Xem trang 5)
Tuyến Chợ Mới – Bắc Kạn không chỉ là một công trình giao thông trọng điểm của tỉnh mà còn là một phép thử đối với tính hiệu quả của chính sách an sinh, đặc biệt là hỗ trợ chuyển đổi nghề và tái thiết sinh kế cho người dân bị thu hồi đất.

Trên cơ sở quy định pháp luật, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 19/2024/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp, lên tới ba lần giá đất tại thời điểm thu hồi. Diện tích hỗ trợ tính trên toàn bộ phần đất bị thu hồi, nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 176 Luật Đất đai năm 2024.
Không chỉ hỗ trợ tài chính, chính sách còn tạo điều kiện để người trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề trong thời gian tối đa 06 tháng, tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đây là giải pháp toàn diện, kết hợp giữa hỗ trợ kinh tế và chuyển giao kỹ năng, góp phần giúp người dân ổn định và tái thiết sinh kế một cách thực chất.
>> Tăng kiểm tra đo lường để bảo vệ người tiêu dùng (Xem trang 6)
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh đã đẩy mạnh kiểm tra phương tiện đo nhóm 02 (các loại cân) tại nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhằm bảo đảm tính chính xác trong đo lường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

>> Gắn “Xanh, sạch, đẹp” với an toàn nơi làm việc (Xem trang 7)
Thời gian qua, phong trào thi đua “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” đã được các cấp công đoàn trong tỉnh triển khai sâu rộng với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp thực tiễn.

>> Trồng cây dược liệu ở Bằng Thành (Xem trang 8)
Tận dụng điều kiện khí hậu và đất đai vùng đồi núi cao, xã Bằng Thành (Pác Nặm) đang phát triển mạnh cây dược liệu cát sâm, loài cây quý có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu.

Từ năm 2022, nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền và các chương trình khuyến khích phát triển cây dược liệu, một số hộ dân tại Bằng Thành đã mạnh dạn đưa cát sâm vào trồng thử nghiệm. Kết quả ban đầu rất khả quan: Tỷ lệ cây sống cao, dễ chăm sóc, sau 2–3 năm có thể thu hoạch. Giá củ khô hiện dao động từ 300.000 đến 500.000 đồng/kg, mang lại tiềm năng thu nhập lớn cho người dân.
... Thông tin chi tiết, mời độc giả đọc trên số báo ngày 28/5/2025 tại đây./.