Rộn ràng lễ rước voi, ngựa chiến vào đền Sóc

Lễ hội đền Gióng hàng năm nhằm tưởng nhớ, ca ngợi người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tại lễ hội, nghi thức rước voi, ngựa chiến đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.

Sáng 15/2/2024, (mùng 6 Tết Giáp Thìn), lễ hội Gióng chính thức được khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Lễ hội kéo dài từ ngày 15/2 - 17/2/2024.

Cùng với những nghi lễ đã trở thành truyền thống tại hội Gióng đền Sóc như làm lễ rước hương hoa, oản phẩm, trầu cau, voi chiến, giò hoa tre, cỏ voi..., một nghi lễ đặc biệt quan trọng và độc đáo của hội Gióng đền Sóc được nhân dân địa phương kính cẩn thực hiện là lễ hóa voi, ngựa nan dâng đến đức Thánh Gióng.

Lễ hội Gióng đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Không như các lễ hội khác, những người mang đồ tế đi hóa phải được lựa chọn kỹ càng. Trong lễ hóa voi, ngựa tại hội Gióng, tất cả nhân dân, du khách ai cũng được chung tay khiêng voi tế, ngựa tế khổng lồ về nơi hóa. Bởi, theo tín ngưỡng nơi đây, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống.

Nghi thức rước ngựa chiến vào đền.
Nghi thức rước ngựa chiến vào đền.

"Nhân dân Sóc Sơn chúng tôi dâng voi chiến và ngựa tế lên Đức Thánh đã trở thành một truyền thống ngàn đời với mong muốn Đức Thánh Gióng sẽ ban phúc lành và bảo vệ non sông bờ cõi nước ta” - một cụ ông tại xã Phù Ninh cho biết.


Hội Gióng tại đền Sóc được chuẩn bị lễ vật vô cùng công phu.Hội Gióng tại đền Sóc được chuẩn bị lễ vật vô cùng công phu.
Lễ vật trầu cau, hoa tre được phát cho người dân đến hội.
Lễ vật trầu cau, hoa tre được phát cho người dân đến hội.
Người dân phấn khởi cầm trên tay hoa tre, mong muốn một năm may mắn.Người dân phấn khởi cầm trên tay hoa tre, mong muốn một năm may mắn.
Đông đảo người dân và du khách đến lễ hội đền Gióng.Đông đảo người dân và du khách đến lễ hội đền Gióng.

Xem thêm