Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục

tit.jpg
tit-xen-1.jpg

Năm học 2024 - 2025, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

z6161122192627-9523a217d59039c040c11be96f444cc0.jpg
Học sinh Trường Tiểu học Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn tham gia Cuộc thi tiếng Anh IOE cấp trường.

Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện các cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành GD&ĐT, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để sẵn sàng kết nối liên thông dữ liệu trong ngành GD&ĐT (vnEdu) và kết nối với CSDL của tỉnh, CSDL quốc gia về dân cư, một cửa điện tử; triển khai học bạ số, xây dựng, hoàn thiện CSDL văn bằng, chứng chỉ hướng đến văn bằng số, chứng chỉ số.

z6161122197685-da2e857856257dd22866fd5bde0e2ebd.jpg
Phòng học Tin học của Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (thành phố Bắc Kạn).
z5660453144515-ebd246b85fdb81d4979b42f9c4856eaf.jpg
Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn thực hiện tuyển sinh trực tuyến.

Tăng cường các điều kiện bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật và kỹ năng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, quản trị, dạy, học và nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục; xây dựng kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học; tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy, học và quản lý giáo dục đi cùng với phát triển các giải pháp bảo đảm an toàn môi trường học tập số; nâng cao năng lực số cho người học và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Sở GD&ĐT đã chỉ đạo 100% cơ sở giáo dục triển khai sâu rộng, đồng bộ hồ sơ điện tử, sổ điểm điện tử, lịch công tác... Đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện chuyển đổi số toàn diện, phấn đấu 100% quản lý trên môi trường điện tử.

tit-xen-2.jpg

Đến nay, đã số hóa toàn bộ dữ liệu hồ sơ học sinh, giáo viên trên hệ thống vnEdu; 100% các trường sử dụng học bạ điện tử, sổ điểm điện tử, kế hoạch dạy học, sổ chủ nhiệm, sổ đăng bộ; phần mềm hỗ trợ kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá trường chuẩn quốc gia; phần mềm quản lý thư viện; hệ thống quản lý sổ kế hoạch cho bậc học mầm non; ứng dụng trên điện thoại thông minh (vnEdu Teacher) cho giáo viên và ứng dụng sổ liên lạc điện tử cho học sinh và phụ huynh học sinh (vnEdu connect); hệ thống lịch công tác trực tuyến; triển khai đăng ký tuyển sinh đầu cấp hoàn toàn trực tuyến, đăng ký thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học trực tuyến; thực hiện; 100% các CSGD cấp tiểu học thực hiện thí điểm học bạ số; đẩy mạnh việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt…

z6161122104753-40eac0c3042000236c54f2e54362669c.jpg
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã phát huy được vai trò chủ thể của học sinh trong mỗi tiết học.

Việc ứng dụng CNTT trong GD&ĐT đã đem lại hiệu quả cao, giúp giảm bớt được nhân lực, thời gian, đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch, hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, giám sát, điều hành, giảm bớt nhiều thời gian, công sức cũng như kinh phí cho cơ quan và người dân…

co-giao-cth.jpg

Cùng với đó, các cơ sở giáo dục sử dụng phân hệ quản lý giáo án mang lại rất nhiều lợi ích cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Đối với Ban Giám hiệu và tổ chuyên môn, phân hệ quản lý giáo án sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý và theo dõi việc cập nhật giáo án của giáo viên theo quy định; cho phép kiểm tra và phê duyệt giáo án nhanh chóng, hiệu quả hơn so với trên giáo án giấy truyền thống; tích hợp chức năng ghi chú các nội dung cần chỉnh sửa để nâng cao chất lượng giáo án. Tận dụng được thông tin của giáo viên, phân công chuyên môn, phân phối chương trình của giáo viên hợp lý, hiệu quả.

Ngày 14/8/2024, Bộ GD&ĐT ban hành Văn bản số 4324/BGDĐT-CNTT gửi các sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2024-2025. Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GD&ĐT tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” và Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025”; tiếp tục triển khai mở rộng CSDL ngành giáo dục, kết nối với các CSDL quốc gia nhằm nâng cao tiện ích và hiệu quả cho công tác quản lý giáo dục; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và bộ phận một cửa, một cửa liên thông, liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; triển khai học bạ số, xây dựng CSDL văn bằng, chứng chỉ hướng đến văn bằng số, chứng chỉ số.

Đối với giáo viên, khi sử dụng phân hệ quản lý giáo án, giáo án được cập nhật trong tuần để tổ trưởng, ban giám hiệu đọc và phê duyệt, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả. Đặc biệt, việc cập nhật giáo án lên hệ thống giúp giáo viên lưu trữ các dữ liệu một cách đồng bộ, khoa học, hỗ trợ cho việc tra cứu, tìm kiếm, tham khảo giáo án được thuận lợi, dễ dàng.

z6161122149396-e03e7239ae9d87dbf8ee4153a5cf1756.jpg
Học sinh Trường THCS Đức Xuân (thành phố Bắc Kạn) tự tin, chủ động trong các hoạt động ngoài giờ.

Các cơ sở giáo dục tăng cường sử dụng các phân hệ trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành (https://vnedu.vn); đẩy mạnh triển khai quản lý hồ sơ hoạt động giáo dục trên môi trường điện tử (quản lý học sinh, quản lý giáo viên, cơ sở vật chất...). Tiếp tục rà soát, bổ sung, cập nhật thông tin trường, lớp, dữ liệu học sinh, đội ngũ (số định danh cá nhân...) từ cấp mầm non đến THPT tại hệ thống CSDL ngành đảm bảo "đúng, đủ, sạch, sống". Cập nhật đầy đủ kết quả học tập của người học trên CSDL ngành theo từng kỳ học và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để thực hiện việc kết nối, đồng bộ, xác thực dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư và các Hệ thống khác của tỉnh./.

Xem thêm