Điểm báo in Bắc Kạn ngày 13/7/2024

Điểm báo in Bắc Kạn ngày 13/7/2024

Trên số báo in Bắc Kạn cuối tuần ra ngày 13/7/2024 có một số thông tin như sau:

>> Lương bộ đội thấp hay cao? (Xem trang 1, 3)

Dù là thời chiến hay thời bình thì cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, coi đó là mệnh lệnh từ trái tim vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Những thiệt thòi, hy sinh này đôi khi không thể đong đếm, bù đắp bằng những hệ số bậc lương cao hay thấp.

z5617210440053_bf4fc2e5d8cc0925123f770ea1501445.jpg
Dù thời chiến hay thời bình, những đóng góp, hy sinh của LLVT cho quê hương, đất nước luôn được trân quý.

>> Thực hiện chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo (Xem trang 1, 2)

Kỳ 2: Gỡ khó trong triển khai thực hiện

Thực hiện các văn bản của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương quy định về chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) của viên chức ngành GD&ĐT; hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Nội vụ về thực hiện bảo đảm CDNN của viên chức, Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đã và đang rà soát chức việc bảo đảm các tiêu chuẩn nghề nghiệp, để thực hiện chuyển CDNN, xếp lương; bồi dưỡng, đào tạo; thăng hạng CDNN.

Co-Buoi.jpg
Cô giáo Nông Thị Bưởi, Trường Tiểu học Xuân La (Pác Nặm) được chuyển CDNN (Hạng IV cũ) sang hạng III mới năm 2023.

>> Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa (Xem trang 2)

Trong thời gian qua, ngành Công thương đã phối hợp thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm cung cấp, cập nhật thông tin thị trường, xu hướng tiêu dùng, kết nối cung cầu với các thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp của tỉnh.

Xuất khẩu 2.jpg
Cuối tháng 6/2024, miến dong Tài Hoan tiếp tục được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao.

>> Bắc Kạn trong “Nhật ký của một Bộ trưởng” (Xem trang 3)

Tập nhật ký được Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến (1904-1997) viết liên tục từ ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 cho đến ngày 26/11/1951. Nhật ký viết trong bối cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp nên không chỉ phản ánh những nỗi niềm riêng tư mà còn ghi chép lại khá phong phú những sự kiện hoạt động của Chính phủ và bộ máy kháng chiến, trong đó có rất nhiều trang được ghi chép tại tỉnh Bắc Kạn.

661.jpg
Bộ trưởng Lê Văn Hiến (thứ 3 trái sang) thăm một nhà máy trong kháng chiến chống Pháp.

>> Trang thơ, tản văn (Xem trang 4)

Ngày cha về mường Đẳm (*)

088.jpg

Bếp lửa vuông cha đặt giữa nhà

Từng câu chuyện từ đây theo bà truyền sang mẹ

Chuyện củ nâu quả khế

Rồi chuyện Lương Nhân chôn vợ trên lưng

Cầu thang chín bậc

Ba bước tới sân

Bảy bước chạm sàn còn nghe con lợn dúi rơm trong loỏng

Con gà tàn đêm thức gọi mẹ ra đồng

...

( *) Đẳm: Theo chiết tự Tày có nghĩa là tổ tiên.

Bài ca tháng Bảy

Đó là thời gian mùa hạ lên cao,

Tiếng ve sôi đường phố...

Trái tim nực nội tìm về hướng bể,

Sóng bạc đầu tinh khôi lại cơn mơ...

...

716.jpg

Trên núi

Những bông nấm hương

ẩn mùi thơm vào gỗ mục

tiếng kèn lá vi vu

giấc mơ bay qua đỉnh núi

...

Hôi cá

47.jpg
Hồ Ba Bể. Ảnh: Mạnh Tuấn

Tôi đoán chắc rằng, không nhiều người, nhất là những ai sinh từ thập niên 1980 trở lại đây, biết đến từ hôi cá, nói gì đến chứng kiến và trực tiếp tham gia vào việc này một cách say mê, háo hức. Điều ấy dễ hiểu thôi, bởi việc hôi cá đã chấm dứt từ lâu. Vả lại đời sống kinh tế của người dân cũng ngày một khấm khá, bữa ăn có cá không còn là nỗi lo thường trực hay niềm mong ước nữa. Những ai đã từng đi hôi cá, hay chứng kiến thôi, cũng không thể nào quên được.

>> Căn tính dân tộc Tày trong thơ về đề tài miền núi (Xem trang 5)

Mỗi người nghệ sĩ đều mang trong mình căn tính dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Vì thế, khái niệm căn tính dân tộc được hiểu là những giá trị cốt lõi, là cội nguồn, gốc rễ của một dân tộc (như Kinh, Hoa, Khmer, Tày, Nùng...) nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung. Căn tính dân tộc giúp cho người nghệ sĩ thể hiện màu sắc cá nhân, bản sắc văn hoá riêng của cộng đồng dân tộc mình, là “dấu chỉ” để độc giả tìm về nguồn cội trong thời buổi hội nhập văn hoá.

948.jpg
Hội xuân Ba Bể. Ảnh: Mạnh Tuấn

>> Tìm hiểu văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam (Xem trang 6)

Chẳng biết từ khi nào, bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với những người viết như chúng tôi. Chính vì vậy, khi có dịp ghé thăm thành phố Thái Nguyên, chúng tôi háo hức đến thăm Bảo tàng các dân tộc Việt Nam, nơi trưng bày và bảo quản trên 40.000 tài liệu, hiện vật gốc về văn hóa truyền thống của 54 dân tộc…

IMG_1482.jpeg
Chợ phiên vùng cao được tái hiện sinh động.

>> Bước chuyển rõ nét trong xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông (Xem trang 7)

Quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết số 12-NQ/TW, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư duy và hành động. Qua đó góp phần xây dựng lực lượng thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

>> Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển (Xem trang 8)

Bài 6: Sức sống mãnh liệt

“Quần đảo Trường Sa xưa chỉ có lác đác 4 loài cây bản địa là bàng vuông, tra, phong ba và bão táp, thậm chí nhiều đảo trắng xóa cát và san hô phong hoá. Để “Xanh hóa Trường Sa” là một quá trình đầy gian nan, thử thách” - ông Ngô Xuân Chinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Nông nghiệp tâm sự.

914.jpg
Những ngày đầu gian khó.

... Thông tin chi tiết, mời độc giả đọc trên số báo Bắc Kạn cuối tuần ngày 13/7/2024 tại đây.

Xem thêm