Điểm báo in Bắc Kạn ngày 30/8/2024

Điểm báo in Bắc Kạn ngày 30/8/2024

Trên số báo in ra ngày 30/8/2024 (Số đặc biệt) có một số thông tin như sau:

Số đặc biệt-1.jpg

>> 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Bắc Kạn khắc ghi lời Bác dạy (Xem trang 2)

Hơn nửa thế kỷ sau ngày Bác đi xa, nhưng Di chúc của Người vẫn mãi là kim chỉ nam, luôn đồng hành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn mãi khắc ghi lời Bác dạy.

Mạnh tuấn.jpg
Tiết mục múa bát trong Lễ khai mạc Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn năm 2024. Ảnh: MẠNH TUẤN

>> Tăng tốc thực hiện mục tiêu chủ chốt của nhiệm kỳ (Xem trang 3 và 4)

Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đang bước vào giai đoạn nước rút. Phát huy những kết quả đạt được, các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang nỗ lực thi đua, tập trung tăng tốc và bứt phá để hoàn thành các mục tiêu quan trọng của nhiệm kỳ.

Khởi công nhà máy sản xuất giày, đế giày xuất khẩu tại CCN Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn..jpg
Khởi công nhà máy sản xuất giày, đế giày xuất khẩu tại CCN Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn.

>> Xây dựng nền hành chính vì dân, phục vụ dân (Xem trang 4)

“Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ” là phương châm và mục tiêu cải cách hành chính của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua.

IMG_9772.JPG
Người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

>> Những gam màu sáng trong bức tranh công nghiệp (Xem trang 5)

Nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, cần phải tập trung triển khai thực hiện. Theo đó, ngành Công thương đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp của cả giai đoạn mà tỉnh đã đề ra.

Công nghiệp số ĐB 1.jpg
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy luyện chì của Công ty TNHH Á - Âu, Chi nhánh Bắc Kạn.

>> Tập trung phát triển cây trồng lợi thế theo vùng (Xem trang 6)

Hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Song, để nâng cao hiệu quả vùng sản xuất thì cần làm tốt công tác quy hoạch, có kế hoạch, giải pháp để khai thác thế mạnh mỗi vùng.

>> Đổi thay vùng đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG (Xem trang 7)

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN (Chương trình MTQG) được đánh giá là giải pháp tổng lực giúp thay đổi diện mạo và nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào DTTS&MN. Những trái ngọt đã được thu hoạch sau 03 năm triển khai dự án, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước.

z5774948575342_d1e43c9616d07085456825739d67e1c3.jpg
Đường lên thôn Cốc Lùng, xã Thượng Quan (Ngân Sơn) được xây dựng giúp người dân đẩy mạnh giao thương hàng hóa.

>> Diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc (Xem trang 8)

Là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên khi bắt tay vào Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, toàn Đảng, toàn dân trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực không ngừng, phấn đấu đưa các xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.

Lễ công bố xã Bằng Lãng (Chợ Đồn) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.JPG
Lễ công bố xã Bằng Lãng (Chợ Đồn) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

>> ATK CHỢ ĐỒN phát huy truyền thống, xây dựng quê hương (Xem trang 9)

Chợ Đồn, vùng đất An toàn khu (ATK) không chỉ ghi dấu những trang sử hào hùng mà nay với tinh thần “Phát huy truyền thống, xây dựng quê hương”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Chợ Đồn đang nỗ lực không ngừng để thực hiện các mục tiêu phát triển, đảm bảo quốc phòng-an ninh, và nâng cao đời sống Nhân dân.

CD1.jpg
Đồng chí Hoàng Duy Chinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh thăm và chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo, cán bộ và Nhân dân huyện Chợ Đồn tại Hội Xuân ATK 2024.

>> Bạch Thông tự hào truyền thống vùng quê cách mạng (Xem trang 10)

Truyền thống cách mạng là hành trang giúp huyện Bạch Thông vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Công tác xây dựng cơ bản được huyện Bạch Thông quan tâm, nhằm thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới.jpeg
Công tác xây dựng cơ bản được huyện Bạch Thông quan tâm, nhằm thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới.

>> Viết tiếp trang sử vẻ vang (Xem trang 11)

Hơn 77 năm từ khi ra đời, lực lượng vũ trang Bắc Kạn đã vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh, cùng cả nước đóng góp nhiều chiến công trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

z5735041156189_8d8c3a0cbb127f9871cd99b11ca8972f.jpg
Lực lượng vũ trang Bắc Kạn luôn là chỗ dựa tin cậy cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân.

>> PHỐ ĐI BỘ SÔNG CẦU: Điểm nhấn mới cho du lịch Bắc Kạn (Xem trang 12)

Tối 24/8, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949 - 24/8/2024) và hướng tới 79 năm Quốc khánh 2/9, thành phố Bắc Kạn tưng bừng tổ chức Lễ khai trương Phố đi bộ Sông Cầu.

725.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố trải nghiệm Phố đi bộ Sông Cầu.

>> Văn học bằng tiếng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam (Xem trang 13)

Miền núi phía Bắc là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống từ lâu đời và có một nền văn học dân gian vô cùng phong phú. Trong kho tàng văn học dân gian đó có thể kể ra các áng văn, thơ bất hủ vẫn còn lưu lại cho đến ngày hôm nay, như: Then Khảm hải – Then Vượt biển (truyện thơ của dân tộc Tày), Gầu va nhéng - Tiếng hát làm dâu (truyện thơ của dân tộc Mông), Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu) truyện thơ của dân tộc Thái, Hát Xình ca (hát giao duyên của dân tộc Cao Lan)… Bên cạnh đó còn có cả một kho tàng truyện thần thoại, cổ tích, ca dao… vô cùng phong phú. Tất cả các tác phẩm văn học dân gian đó đều được thể hiện và lưu giữ bằng tiếng dân tộc thiểu số.

03.jpg
Truyền nghề. Ảnh: ĐĂNG HẢI

Mặc dù số lượng tác giả ít nhưng văn học sáng tác bằng tiếng dân tộc thiểu số sau năm 1975 đã có những đóng góp rất đáng ghi nhận, nhất là có nhiều sáng tạo, tìm tòi mới mẻ, góp phần đưa văn học sáng tác bằng tiếng dân tộc thiểu số tiếp tục phát triển. Về nội dung các tác phẩm bằng tiếng dân tộc thiểu số trong giai đoạn này đã có những thay đổi mạnh mẽ. Nếu trước năm 1975 các tác phẩm chủ yếu là tiếng nói mang tính cộng đồng, tập thể và còn có phần “khẩu hiệu” thì văn học giai đoạn này đã bắt đầu thể hiện cái tôi nhiều hơn trước cuộc sống, trước xã hội, trước thân phận con người. Tuy vậy vẫn thể hiện được tính nhân văn và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo kết hợp với tính hiện đại. Điều này được thể hiện rất rõ qua thơ của Y Phương, Dương Thuấn, Triệu Lam Châu, Dương Khâu Luông.

>> Đổi mới trên quê hương cách mạng Ba Bể (Xem trang 14)

Cùng với các địa phương trong tỉnh, những năm qua huyện Ba Bể đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, tận dụng tối ưu hỗ trợ của Nhà nước để khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương để từng bước vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

screenshot (3).png
Du lịch hồ Ba Bể phát triển với đa dạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao thu hút đông đảo du khách.

>> Giao thông kết nối, “đòn bẩy” phát triển bền vững (Xem trang 15)

Với mục tiêu đưa tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển trung bình khá, bền vững, quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra các mục tiêu có tính chiến lược. Để thực hiện được mục tiêu đó thì hạ tầng giao thông phải đáp ứng, đồng bộ, kết nối, tạo cơ hội mở rộng giao thương, hợp tác phát triển.

z5728382161364_0854c6c0c5799f1d679015af4f013a2e.jpg
Tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể là một trong những công trình giao thông trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch.

>> Xây dựng hình ảnh phụ nữ Bắc Kạn năng động, sáng tạo (Xem trang 16)

Các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã và đang triển khai phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động nhằm xây dựng hình ảnh và phẩm chất người phụ nữ Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu thời đại mới có tri thức, sức khỏe, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

>> Nỗ lực bứt phá để giảm nghèo (Xem trang 17)

Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, tỉnh Bắc Kạn đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp về giảm nghèo, trong đó có việc tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững.

117 thay.jpg
Việc lồng ghép triển khai các dự án giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập.

>> Cách mạng Tháng Tám và những đổi thay của Bắc Kạn (Xem trang 18)

Những ngày này, Nhân dân cả nước đang hân hoan trong không khí hào hùng của Cách mạng Tháng Tám lịch sử và hướng tới Kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 – 02/9/2024). Chung niềm vui ấy, những người cao tuổi có dịp ôn lại lịch sử, sự đổi thay của quê hương Bắc Kạn.

Ông Nguyễn Quân ôn lại kỷ niệm với người bạn đời.JPG
Ông Nguyễn Quân ôn lại kỷ niệm với người bạn đời.

>> Sẵn sàng đón chào năm học mới (Xem trang 19)

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh đón hơn 81.000 học sinh từ bậc mẫu giáo đến trung học phổ thông tựu trường. Đến thời điểm này, các trường học cơ bản hoàn tất các khâu chuẩn bị, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đến việc ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, huy động học sinh ra lớp, sẵn sàng tâm thế cho năm học mới 2024 – 2025.

Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Bắc Kạn) trong tiết học đầu tiên năm học 2024 - 2025.jpg
Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Bắc Kạn) trong tiết học đầu tiên năm học 2024 - 2025.

>> Quyết liệt trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại (Xem trang 20)

Với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, cơ quan quản lý nhà nước trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh đã thu được những kết quả đáng mừng, góp phần ổn định thị trường hàng hoá, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.

Lực lượng QLTT tỉnh kiểm tra điều kiện kinh doanh một cơ sở trên địa bàn thành phố.jpg
Lực lượng QLTT tỉnh kiểm tra điều kiện kinh doanh một cơ sở trên địa bàn thành phố.

>> Điểm sáng trong công tác trồng rừng (Xem trang 21)

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó nhiệm vụ trồng rừng luôn được quan tâm. Qua đó, góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, phòng, chống thiên tai.

>> Chú trọng đào tạo nghề theo xu hướng xã hội (Xem trang 22)

Trường Cao đẳng Bắc Kạn được sáp nhập và đổi tên từ năm 2020, với nhiệm vụ đào tạo giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; tổ chức dạy học chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT; liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học; đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh và khu vực.

HSSV Khoa Cơ giới đường bộ thực hành tại xưởng..jpg
HSSV Khoa Cơ giới đường bộ thực hành tại xưởng.

>> Dấu ấn ngành Ngân hàng trong công tác an sinh xã hội (Xem trang 23)

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ cung ứng tín dụng chính sách cho khách hàng, việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

>> Quy hoạch bảo tồn và nâng tầm giá trị hồ Ba Bể (Xem trang 24)

Hồ Ba Bể có tiềm năng du lịch lớn của tỉnh và cả nước. Theo đó, tỉnh Bắc Kạn đã lập quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị hồ Ba Bể với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di tích danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, khai thác du lịch, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân trong khu vực quy hoạch.

BB2.jpg
Giữ gìn và bảo tồn nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày sinh sống ven hồ Ba Bể.

... Thông tin chi tiết, mời độc giả đọc trên số báo ngày 30/8/2024 (Số đặc biệt) tại đây.

Xem thêm