Cầu nối đưa tín dụng về cơ sở

BBK - Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến về chính sách vốn vay ưu đãi.

Hiện nay Chi nhánh NHCSXH tỉnh đang quản lý và thực hiện 23 chương trình tín dụng ưu đãi với doanh số cho vay giai đoạn 2016 - 2023 đạt 6.155 tỷ đồng. Đến hết năm 2023 tổng dư nợ đạt 3.292 tỷ đồng với hơn 45.000 khách hàng còn dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 15,4%/năm.

Để đảm bảo và phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, NHCSXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện có hiệu quả hoạt động ủy thác, quản lý tốt hoạt động tín dụng chính sách xã hội; chú trọng làm tốt công tác nhận diện, bình xét, xác nhận đối tượng vay vốn đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng; hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích.

Bà Lê Thị Thành, Tổ trưởng Tổ TK&VV Chi hội nông dân, thôn Sáu Hai, xã Nông Hạ.

Các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên kiểm tra, nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay. Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án hỗ trợ đoàn viên, hội viên phát triển kinh tế với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, đồng thời nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.

Từ nguồn vốn vay NHCSXH, gia đình bà Triệu Thị Mạnh ở tổ 12, thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

Từ nguồn vốn vay NHCSXH, gia đình bà Triệu Thị Mạnh ở tổ 12, thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

Gia đình bà Triệu Thị Mạnh, tổ 12, thị trấn Đồng Tâm (Chợ Mới) trước đây thuộc hộ nghèo. Từ khi được vay vốn của NHCSXH, gia đình bà đã tập trung đầu tư trồng rừng, chăn nuôi. Đến nay gia đình bà đã có trên 7ha rừng quế và keo, cho thu nhập ổn định. Năm 2023 gia đình bà đã xây được căn nhà mới khang trang trị giá trên 500 triệu đồng, vươn lên thoát nghèo hiệu quả.

Bà Phạm Thị Hiền, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH Chợ Mới.

Đến nay nguồn vốn tín dụng chính sách ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo của tỉnh.

Đến nay nguồn vốn tín dụng chính sách ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo của tỉnh.

Đến nay nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giải quyết các vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Hà Sỹ Côn, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn.

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Bắc Kạn còn 18.067 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 21,95% (giảm 5,42% so với đầu năm 2022) và 7.492 hộ cận nghèo, chiếm 9,1% (giảm 0,43% so với đầu năm 2022).

Có thể thấy, những năm qua NHCSXH đã triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách về tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội./.

Xem thêm