Điểm báo in Bắc Kạn ngày 06/7/2024

Điểm báo in Bắc Kạn ngày 06/7/2024

Trên số báo in Bắc Kạn cuối tuần ra ngày 06/7/2024 có một số thông tin như sau:

>> Pác Nặm cần tạo bước đột phá để phát triển (Xem trang 1, 3)

“Huyện Pác Nặm cần tạo bước đột phá để phát triển toàn diện, bền vững”, đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Duy Chinh nhấn mạnh tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Pác Nặm vào đầu tháng 6 vừa qua. Thực hiện được điều đó, huyện Pác Nặm đang chủ động thực hiện các nhóm nhiệm vụ đã đề ra.

>> Thực hiện chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo (Xem trang 1, 2)

Kỳ 1: Những kết quả bước đầu

Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư: 01/2021/TT-BGDĐT; 02/2021/TT-BGDĐT; 03/2021/TT-BGDĐT; 04/2021/TT-BGDĐT (chia theo cấp học); năm 2023 Bộ ban hành Thông tư 08 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số: 01; 02; 03; 04 quy định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Triển khai thực hiện, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã rà soát, bổ nhiệm, xếp lương theo CDNN đạt kết quả bước đầu. Việc xếp lương theo CDNN được bổ nhiệm tạo động lực cho giáo viên phấn đấu và yên tâm công tác.

Co-Lien.jpg
Cô giáo Dương Thị Liên trong một tiết dạy tại Trường THCS Bộc Bố (Pác Nặm).

>> Cần phát triển công nghiệp chế biến gỗ tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Xem trang 2)

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có về vùng nguyên liệu hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đặt ra mục tiêu chế biến gỗ là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong tương lai. Đồng thời, coi đây là một trong những giải pháp nhằm phát triển kinh tế rừng bền vững, bảo vệ môi trường, tạo sinh kế cho người dân.

z5595362385034_1563c29ac520307d1c4ce13b91126d94.jpg
Hoạt động sản xuất gỗ ván dán của Công ty TNHH Lechenwood Việt Nam tại KCN Thanh Bình (Chợ Mới).

>> Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở Bạch Thông (Xem trang 3)

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, các cấp của huyện Bạch Thông đã có nhiều hoạt động tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được chăm sóc, học tập, vui chơi giải trí lành mạnh, được đảm bảo các quyền cơ bản và được sống trong môi trường an toàn, thân thiện...

IMG_2165.jpeg
Sân chơi cho trẻ em ở thôn Lọ Cặp, xã Sỹ Bình.

>> Thơ, tản văn (Xem trang 4, 5)

Ngày cuối cùng tháng Sáu

08.jpg
Minh họa Q.D

Cuốn vở bỏ quên tờ giấy trắng vẹn

nguyên

chưa một dòng viết

ngày mai bắt đầu bước vào tháng Bảy

một dấu chấm lửng hiện ra

mùi thơm sơn tường bắn vào hai cánh mũi

những cô gái trẻ sau lưng nói cười ầm ĩ trong

ngôi nhà mới của bạn

...

Nếu anh là...

05.jpg

Nếu là biển

Anh sẽ là biển dịu dàng ru em ngủ

Không ầm ào sóng vỗ

Không bão tố thét gào

Anh sẽ ru em những lời ngọt ngào

Tình yêu bất tử

...

Tiếng chiều

07.jpg
Minh họa Quang Duy

Hoàng hôn đỏ lửa nuôi chân trời

xóm nhỏ cơm sôi gọi người xa núi

hãy trở về

khi trời chưa phủ tối...

...

Góc phố

06.jpg

Sau những tăm tối, những cuồng phong, giống bao nhiêu cay đắng đời người vốn dĩ phải có, như một gia vị không thể thiếu trên bàn tiệc phận người, phố lại trở về bình an, tâm hồn người trở lại bình an, bừng sáng và hiền dịu. Những cánh Bằng Lăng tím rợp cả một góc trời vẽ lên sự sống đang tiếp tục, có khi màu sắc còn mãnh liệt hơn nữa, như một khởi đầu.

Tình khúc thu

Thu đã về rồi đó!

Bàng bạc giữa đất trời

Mùa thi nhân lãng đãng

Quyện trong hồn chơi vơi

...

Khi đá kể chuyện đời

09.jpg
Đá giống như con rùa.

Nếu ai muốn nghe đá nói thì thầm, muốn biết màu của đá, một ngày nào đó hãy đến với cù lao Câu, vốn là tên đọc chệch của Hòn Cau thuộc địa phận xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Với diện tích 1,4km2, chủ yếu là nơi bộ đội đóng quân, chỉ có hai hộ dân kinh doanh một resort theo kiểu nhà tiền chế và một quán ăn nhỏ, nhưng nơi này thu hút những ai muốn trải nghiệm một đời sống hoang sơ. Có thể dựng lều cắm trại, có thể tắm biển lặn ngắm san hô, và đặc biệt có thể ngắm những tảng đá hình thù kỳ dị với những cái tên như khe Sung Sướng, hang Ba Hòn, hang Tình Yêu, hang Yến, giếng Tiên…

Đá chưa bao giờ làm tôi hết bàng hoàng, ngơ ngác trước vẻ đẹp của nó. Cũng như đá chưa bao giờ làm lòng người thất vọng về sự vĩnh cửu, vĩnh hằng. Người ta hay ví von sự hóa đá của con người. Có ai nghĩ rằng đá cũng có linh hồn, cũng có sự sống? Trên cù lao Câu có nhiều vách đá, tảng đá hình thù kỳ dị, nhưng ngắm nhìn sẽ thấy giống những con vật, giống như con người.

>> Xây dựng thế trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng (Xem trang 6)

Hiện nay, lợi dụng sự phổ biến rộng rãi và tính ưu việt của không gian mạng, các thế lực thù địch tăng cường chống phá Đảng ta trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

>> Phja Khao - mảnh đất lịch sử kháng chiến (Xem trang 7)

Đỉnh Phja Khao ngoài việc được biết đến là nơi có mỏ kẽm, một kho báu của đất nước, nay còn là nơi thích hợp cho những du khách muốn tìm về với thiên nhiên, chinh phục và khám phá khu rừng nguyên sinh đẹp lộng lẫy, không khí trong lành. Tuy nhiên, ít người biết trong kháng chiến chống Pháp, Phja Khao còn là một địa danh được Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước từng đặt chân đến.

02.jpg
Cảnh khai thác quặng trên Phja Khao thời Pháp thuộc. Ảnh: Bảo tàng Quai Branly (Pháp)

>> Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển (Xem trang 8)

Bài 5: Đặc sản văn nghệ ra Trường Sa

“Đặc sản” của Đoàn công tác số 19 tàu KN 491 là có tổ văn nghệ xung kích đến từ Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định. Các nghệ sĩ đều trẻ trung, xinh đẹp, ai cũng mong được cống hiến hết mình cho khán giả đặc biệt trong hải trình này.

01.jpg
Chiến sĩ đảo Đá Tây B giao lưu với nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định. Ảnh: Nguyễn Tuấn

... Thông tin chi tiết, mời độc giả đọc trên số báo Bắc Kạn cuối tuần ngày 06/7/2024 tại đây.

Xem thêm