CDC Bắc Kạn: Ứng dụng công nghệ tách chiết DNA từ tế bào máu để chẩn đoán gen bệnh huyết sắc tố

BBK - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Bắc Kạn vừa thực hiện thành công ứng dụng công nghệ tách chiết DNA từ tế bào máu, giúp hỗ trợ chẩn đoán gen bệnh huyết sắc tố (Thalassemia), hứa hẹn mở ra bước tiến mới trong quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh Thalassemia tại tỉnh.
Các kỹ thuật viên Khoa xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, CDC Bắc Kạn ứng dụng công nghệ tách chiết DNA từ tế bào máu, giúp hỗ trợ chẩn đoán gen bệnh huyết sắc tố (Thalassemia).

Các kỹ thuật viên Khoa xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, CDC Bắc Kạn ứng dụng công nghệ tách chiết DNA từ tế bào máu, giúp hỗ trợ chẩn đoán gen bệnh huyết sắc tố (Thalassemia).

Thực hiện thành công ứng dụng công nghệ tách chiết DNA từ tế bào máu, giúp hỗ trợ chẩn đoán gen bệnh huyết sắc tố sẽ giúp các bác sĩ, kỹ thuật viên CDC Bắc Kạn dễ dàng chẩn đoán, xác định tế bào mang gen bệnh tan máu bẩm sinh với độ chính xác cao, từ đó giúp các cặp vợ chồng trước khi kết hôn được xét nghiệm máu tại tỉnh, không còn phải chuyển các tế bào máu đến các bệnh viện lớn của Trung ương để thực hiện xét nghiệm, giúp sàng lọc bệnh và chẩn đoán trước sinh, kiểm soát nguồn gen bệnh, nhằm ngăn chặn gen bệnh lan ra cộng đồng, từ đó sẽ không còn trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).

Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người mang gen bệnh huyết sắc tố (Thalassemia) chiếm khoảng 7% dân số thế giới, có khoảng 300 triệu người mắc bệnh. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Huyết học truyền máu Trung ương, tất cả 63 tỉnh thành và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh Thalassemia, có trên 13 triệu người mang gen bệnh, tương đương 13,8% dân số. Ước tính trung bình, chi phí cho một đứa trẻ sinh ra bị bệnh huyết sắc tố thể nặng được điều trị truyền máu và thải sắt tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Một người bệnh từ khi sinh ra đến 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì sự sống.

Xem thêm