Học tập tấm lòng khoan dung độ lượng của Hồ Chí Minh

Tư tưởng nhân ái bao dung của Hồ Chí Minh là sự kết hợp và phát triển quan niệm dân chủ, tự do, bình đẳng của phương Tây với triết lý phương Đông. Đó là không chấp nhặt, tôn trọng những cá tính, sở thích và khác biệt của ngừơi khác để hoà đồng cùng phát triển. Theo Người, mỗi con người là một bộ phận không thể tách rời của tập thể, của dân tộc và toàn nhân loại. Vì thế mỗi người biết mình, biết người thì đối với người phải khoan dung, đối với mình thì không được cô độc hẹp hòi. Người cũng căn dặn cán bộ, đảng viên cần phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể làm việc một cách chí công, vô tư, không có thành kiến, mới có thể thật sự tôn trọng, thương yêu con người, nhân dân, mới biết sử dụng đúng người, đúng việc. Người khuyên cán bộ, đảng viên chớ chủ quan, "chớ tự kiêu, tự đại" vì còn có nhiều người tài giỏi hơn mình.

Hồ Chí Minh là mẫu mực của lối sống Việt Nam, yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ. Người trân trọng phẩm giá con người và tình nghĩa đòng bào, tình nghĩa của những con ngừơi cùng sống trong cùng một nước, cùng một nguồn gốc tổ tiên, từ đó mà có lòng khoan hồng, đại độ với những kẻ lầm đường lạc lối. Học tập người, người cán bộ lãnh đạo phải hiểu cán bộ cấp dưới của mình để bố trí, sắp xếp công việc sao cho hợp tình, hợp lý. Khi cán bộ có những khuyết điểm sai sót cần gặp gỡ phân tích điều hơn, lẽ thiệt để cán bộ nhận rõ khuyết điểm của mình. Tạo cơ hội cho những người mắc khuyết điểm có thời gian sửa chữa, khắc phục. Không nên khi cán bộ, đảng viên, đồng chí của mình mắc sai lầm lại châm trọc, gièm pha, trù dập. Khi cán bộ, đảng viên đã phấn đấu sửa chữa khuyết điểm thì phải nhìn nhận, bố trí , sắp xếp công việc phù hợp để họ có cơ hội chuộc lại lỗi lầm.

Dân tộc ta vốn có tinh thần cao thượng, khoan dung với cả kẻ thù xâm lược sau chiến tranh, để mở đường hoà hiến lâu dài giữa hai quốc gia, Hồ Chí Minh đã phát huy tinh thần ấy. Với đức tính khoan dung, đầy trí tuệ, Hồ Chí Minh tiếp bến, phát triển tinh hoa văn hoá cổ kim của cả bốn phương, trở thành danh nhân văn hoá thế giới. Người mở ra con đường xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đã bản sắc dân tộc và tất nhiên là giàu tính nhân văn Việt nam. Người khởi xướng phong trào chống giặc dốt, nâng cao dân trí bằng một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân. Người chủ trương văn hoá phải đi vào quần chúng, phục vụ nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc là mục tiêu. Với tấm lòng bao dung , Người chủ trương giáo dục, cải tạo nạn nhân của chế độ cũ, những người vi phạm chuẩn mực xã hội thì nhà nước phải vừa dùng giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lương thiện. Học tập tư tưởng nhân văn, khoan dung, độ lượng của Hồ Chí Minh mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn đoàn kết, giúp đỡ tận tình, nhân ái vị tha đối với đồng chí, đồng nghiệp của mình. Thẳng thắn góp ý kiến với tinh thần xây dựng, người được góp ý kiến mạnh dạn tiếp thu để hoàn thiện mình hơn trong mắt mọi người. Với tinh thần mình vì mọi người, mọi người vì mình thì nhất định cuộc sống sẽ luôn tốt đẹp./.

Xem thêm