Chính sách tiền lương của cán bộ cấp xã còn nhiều bất cập

Ngày 22 tháng 10, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.  Tại tổ thảo luận gồm các tỉnh Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Nam, Kom Tum và Thừa Thiên-Huế đa số các ý kiến thảo luận đều khẳng định những nỗ lực cố gắng quan trọng của Chính phủ trong công tác điều hành nền kinh tế vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ cơ bản ổn định, bảo đảm an sinh xã hội.

Ngày 22 tháng 10, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.  Tại tổ thảo luận gồm các tỉnh Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Nam, Kom Tum và Thừa Thiên-Huế đa số các ý kiến thảo luận đều khẳng định những nỗ lực cố gắng quan trọng của Chính phủ trong công tác điều hành nền kinh tế vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ cơ bản ổn định, bảo đảm an sinh xã hội.

Bà Phương Thị Thanh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn đã phản ánh nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri Bắc Kạn liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ.
Bà Phương Thị Thanh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn đã phản ánh nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri Bắc Kạn liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ.


Tuy nhiên, bên cạnh đó các đại biểu cũng nêu rõ những hạn chế của nền kinh tế dó là cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, còn nhiều yếu tố tiềm ẩn bất ổn, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, việc giải ngân các nguồn vốn còn chậm, cơ cấu đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài còn chưa hợp lý…
Tham gia thảo luận, bà Phương Thị Thanh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn đã phản ánh nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri Bắc Kạn liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, trong đó bà Thanh cho rằng việc triển khai thực hiện một số chính sách cụ thể trong gói giải pháp kích cầu của Chính phủ còn có những hạn chế , vướng mắc như việc thực hiện cho vay hỗ trợ lãi xuất 4% trên thực tế số doanh nghiệp ở các tỉnh còn nhiều khó khăn như Bắc Kạn được vay vốn không nhiều điều này đã gây ra sự thiếu bình đẳng trong quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiẹp và làm giảm ý nghĩa của chủ trương kích cầu, bên cạnh đó, các văn bản liên quan đến chính sách hỗ trợ vay vốn còn mâu thuẫn, chống chéo, thiếu thống nhất, thủ tục vây vốn còn nhiều rườm rà phức tạp nên việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn dẫn đến các đối tượng thụ hưởng thiệt thòi, nhà nước lại chậm việc giải ngân làm ảnh hưởng lớn đến chủ trương vốn rất đúng đắn này.
Về chính sách đối với cán bộ ở xã, phường, thị trấn bà Thanh đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn, chế độ tiền lương cần đảm bảo giữ được cán bộ, có điều kiện phát huy trình độ, năng lực và đặc biệt đảm bảo công bằng trong chính sách tiền lương giữa cán bộ và công chức ở xã phường, thị trấn
Đối với chính sách đào tạo Chính phủ cần có giải pháp đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng trên thực tế, vì hiện nay nhiều học sinh tốt nghiệp dại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề không có việc làm hoặc làm việc không đúng với trình độ, chuyên môn được đào tạo dẫn dến lãng phí tiền của nhà nước và của nhân dân đồng thời tạo những vấn đề xã hội phức tạp trong xã hội
Cúng tham gia thảo luận, ông Trịnh Huy Quách, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn bên cạnh việc phân tích những yếu tố dẫn đến hạn chế của nền kinh tế nước ta trong năm 2009, còn đề nghị Chính phủ cần sớm có giải pháp để đảm bảo bình đẳng trong việc thụ hưởng chính sách của nhưng người đã tham gia kháng chiến chống mỹ cứu nước tránh tình trạng bất cập như hiện nay./.

Đình Quang
 

Xem thêm