Đặc sắc cuộc thi “khâu còn” tại Lễ hội Lồng tồng Ba Bể

BBK - Chiều 18/02, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Bể tổ chức cuộc thi “khâu còn” nhằm tôn vinh giá trị văn hóa dân gian truyền thống tại Lễ hội Lồng tồng Ba Bể, xuân Giáp Thìn 2024.

Cuộc thi khâu còn có sự tham gia của 45 chị em phụ nữ đến từ 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Bể với mong muốn đóng góp cho ngày hội Lồng tồng những quả còn đẹp nhất, cũng là một trong những món quà lưu niệm cho du khách thập phương tới tham gia lễ hội.

Bà Ma Thị Cử, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Bể, Trưởng ban Tổ chức lễ hội trao Cờ lưu niệm cho đại diện các đội thi.

Bà Ma Thị Cử, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Bể, Trưởng ban Tổ chức lễ hội trao Cờ lưu niệm cho đại diện các đội thi.

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, "tung còn" trở thành trò chơi không thể thiếu trong lễ hội Lồng tồng của bà con nhân dân vùng cao Bắc Kạn. Đây là trò chơi dân gian phổ biến của người Tày, có giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tín ngưỡng của bà con nhân dân. Để làm được quả còn, các bà, các chị đã khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ ghép 04 mảnh vải có màu sắc khác nhau xếp thành 4 góc thể hiện 4 phương hội tụ. Bên trong quả còn được nhồi bằng hạt bông, thóc giống, hạt ngô, cát… mang ý nghĩa về sự no đủ.

Các mảnh vải nhiều màu sắc được các đội thi khâu lại thành hình dáng quả còn.

Các mảnh vải nhiều màu sắc được các đội thi khâu lại thành hình dáng quả còn.

Chị Ma Hồng Diệp đến từ đội thi xã Thượng Giáo cho biết: “Sau khi khâu xong, có thể nhồi bằng cát, hạt muồng, hạt vừng, thóc vào túi còn này. Sau đó mình nối đoạn dây đòn tết kiểu truyền thống dài khoảng 70cm để vừa tay người chơi cầm, hoặc du khách mang về có thể treo lên làm kỷ niệm".

Du khách nước ngoài thích thú với quy trình khâu còn của bà con dân tộc Tày huyện Ba Bể.

Du khách nước ngoài thích thú với quy trình khâu còn của bà con dân tộc Tày huyện Ba Bể.

Để trang trí cho quả còn, bà con còn khâu thêm các tua rua vải, nhiều màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng đại diện cho bốn mùa và tô điểm cho quả còn thêm lung linh tượng trưng cho những tia nắng, tia mưa, thể hiện ước mong về một năm mới tốt lành, mưa thuận, gió hòa. Đồng thời nó còn giúp định hướng quả còn khi tung lên.

Cảm nhận của du khách nước ngoài về Hội xuân Ba Bể.

Những quả còn rực rỡ sắc màu.

Những quả còn rực rỡ sắc màu.

Chị Hà Thị Viện, thôn Nà Khuổi, xã Thượng Giáo chia sẻ: “Để làm được quả còn đẹp thì đầu tiên là chọn loại vải và màu sắc. Như xã Thượng Giáo thì chọn 5 loại vải xanh, đỏ, tím, vàng và cam tượng trưng cho 5 dân tộc anh em xã Thượng Giáo”.

Chị Hà Thị Viện, thôn Nà Khuổi, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể.

Sau thời gian 60 phút, dưới đôi bàn tay khéo léo của các cô, các chị những quả còn xinh xắn với nhiều màu sắc khác nhau đã được hoàn thành và chính những quả còn xinh xắn này được bà con nhân dân tham gia tung còn khai hội vào ngày 19/02.

Những quả còn được làm không chỉ nhờ sự khéo léo mà còn rất tỉ mỉ của bà con.

Những quả còn được làm không chỉ nhờ sự khéo léo mà còn rất tỉ mỉ của bà con.

Hoạt động khâu còn đã thu hút được đông đảo du khách đến tham gia lễ hội quan tâm:

Bà Lý Thị Nụ, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể.

Kết thúc hội thi Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội đến từ xã Chu Hương; giải Nhì thuộc về đội xã Thượng Giáo, Mỹ Phương; giải Ba thuộc về đội đến từ xã Hà Hiệu, Yến Dương và thị trấn Chợ Rã.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN huyện Ba Bể.

Với người tham gia tung còn, mang trong mình niềm vui, sự hồi hộp và cả những mơ ước. Quả còn bay cao, với mong muốn mang đi những buồn vui của năm cũ, mang đi cái úa vàng, héo hon của cây trái. Còn người đón còn, lại háo hức đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Với người Tày, Nùng, trò chơi tung còn còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu tung còn trúng vòng tròn, là âm dương giao hòa, cuộc sống thuận lợi./.

Những quả còn mang cả tâm huyết của bà con dân tộc Tày.

Những quả còn mang cả tâm huyết của bà con dân tộc Tày.

Xem thêm