Nâng cao giá trị lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến gỗ và dược liệu

     
Theo Quyết định số 2732/QĐ-UBND, ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035, xác định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp đến năm 2025: Lấy lâm nghiệp, chế biến gỗ và dược liệu là trọng tâm của đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

     
Theo Quyết định số 2732/QĐ-UBND, ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035, xác định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp đến năm 2025: Lấy lâm nghiệp, chế biến gỗ và dược liệu là trọng tâm của đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Cụ thể: Giá trị gia tăng (VA) của lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến gỗ đến năm 2025 (theo giá so sánh) đạt 2.099 tỷ đồng; trong đó lâm nghiệp 1.661 tỷ đồng, tăng 2,09 lần so với hiện tại; chế biến gỗ, tre nứa 437 tỷ đồng, tăng thêm 20,1 lần so với năm 2018.

dfdg
Vườn ươm Nà Pài (phường Huyền Tụng, TP. Bắc Kạn) chuẩn bị giao cây giống cho các đơn vị trồng rừng

Mục tiêu diện tích rừng trồng đạt 100.000ha, diện tích khai thác trung bình từ 5.500-6.500ha/năm, với trữ lượng 700.000 - 900.000m3/năm. Đối với ngành dược liệu, phấn đấu 50% sản lượng cây dược liệu được chế biến tại địa phương, trong đó 30% chế biến sâu.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, nhằm góp phần nâng cao giá trị lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến gỗ và dược liệu, tỉnh đề ra các giải pháp như: Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến gỗ, ván nhân tạo; quy hoạch và phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ; khai thác bền vững và phát triển trồng, sản xuất dược liệu…/.

P - Q

Xem thêm