Nhìn lại công tác trồng rừng Ngân Sơn


         
Trong những năm qua, công tác trồng rừng ở huyện Ngân Sơn đã được đẩy mạnh và phát triển không ngừng. Có được kết quả đó là do người dân đã nhận thức rõ phát triển kinh tế rừng là hướng đi mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo.


         
Trong những năm qua, công tác trồng rừng ở huyện Ngân Sơn đã được đẩy mạnh và phát triển không ngừng. Có được kết quả đó là do người dân đã nhận thức rõ phát triển kinh tế rừng là hướng đi mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo.


Trong 2 năm đầu thực hiện Dự án 147, huyện Ngân Sơn đều không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng. Nguyên nhân trên đã được huyện thẳng thắn nhìn nhận công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện trồng rừng còn nhiều bất cập, sự quan tâm của các ngành, đoàn thể chưa cao, một số hộ dân chưa có ý thức về phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, chỉ tiêu trồng rừng của huyện Ngân Sơn luôn ở mức cao ổn định (năm 2013 là 1.500 ha, năm 2014 là 1.300 ha và năm 2015 kế hoạch trồng là 1.600 ha thì toàn huyện đã trồng được 1.742 ha, vượt chỉ tiêu kế hoạch giao).

cvxc
Vườn ươm Đức Vân đảm bảo cây con giống cho nhân dân


Nhằm thực hiện hiệu quả công tác trồng rừng Dự án 147, huyện Ngân Sơn đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/HU từ năm 2011 về đẩy mạnh phát trồng rừng giai đoạn 2011-2015. Theo đó, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo do lãnh đạo huyện trực tiếp điều hành, Hạt kiểm lâm đóng vai trò chủ đạo trực tiếp chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập ban phát triển rừng, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng địa phương. Tập trung tuyền truyền phổ biến sâu rộng về chính sách và lợi ích của trồng rừng đến mọi tầng lớp nhân dân, vận động nhân dân tích cực tham gia trồng rừng. Kiện toàn ban chỉ đạo trồng rừng 147, phân công các thành viên phụ trách địa bàn, xây dựng phương án chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả; các cơ quan chuyên môn và các UBND các xã, thị trấn rà soát thống kê diện tích rừng nghèo kiệt thuộc rừng sản xuất, diện tích rừng trồng không thành rừng của các dự án, diện tích đất trống đồi núi trọc có thể trồng rừng để đưa vào thiết kế trồng rừng.

Từ đó đôn đốc thực hiện các công đoạn đăng ký, xử lý thực bì, cuốc hố. Riêng công tác chuẩn bị cây giống, các vườn ươm đều bám sát kế hoạch, chủ động nguồn cây con giống đảm bảo chất lượng. Các vườn ươm được bố trí phân bổ theo khu vực nên việc vận chuyển cây con đi trồng rất thuận lợi vì rút ngắn được quãng đường, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, kiểm lâm còn chủ động tổ chức hàng chục lớp tập huấn, hướng dẫn kiến thức kỹ thuật cho bà con ngày tại thôn, bản cách cách xử lý thực bì phòng cháy lan, cách trồng rừng đúng kỹ thuật… Đồng thời, tăng cường công tác vận động tuyên truyền hiệu quả lợi ích của công tác trồng rừng 147.


Từ việc nhận thức được việc trồng rừng không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, còn tạo việc làm, tăng thêm thu nhập và ổn định đời sống cho nhân dân. Do vậy, sau 2 năm đầu bà con chưa mặn mà với việc trồng rừng thì những năm gần đây, công tác trồng rừng đã có nhiều tiến bộ, khởi sắc, hầu hết đều vượt kế hoạch đề ra. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Kim Hiểu-Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ngân Sơn cho biết: Trước đây vận động bà con trồng rừng gặp nhiều khó khăn,  nay thấy trồng rừng hiệu quả bà con cả ở vùng sâu, vùng xa cũng tự giác đăng ký trồng thêm, diện tích đất trống, đồi trọc ngày càng được phủ xanh.


Theo chân ông Hoàng Văn Tiến- Trưởng thôn Thôm Án (một thôn ở vùng cao, thuộc xã Thuần Mang) ra cánh rừng thông một năm tuổi. Nhìn cánh rừng dọn sạch sẽ, từng hàng cây thông thẳng tắp cao quá đầu gối đang vươn chồi lớn dậy. Ông Tiến tâm sự, trước đây đất bỏ hoang, nhưng mấy năm qua, Nhà nước mở đường đã gần tới thôn, rồi chính sách trồng rừng đều thuận lợi cho người dân nên cả thôn đều hăng hái trồng rừng, đến nay đã được 29ha, riêng nhà tôi đã trồng được 10 ha thông. Trong cái nắng gắt ông đang xoay mình để chăm sóc cho mầm xanh mới thấy phát triển rừng ở Ngân Sơn đã được người dân thật sự chú trọng quan tâm.


Là huyện có diện tích rừng lớn như Ngân Sơn thì phát triển kinh tế rừng là một hướng đi đầy triển vọng, tạo được việc làm thường xuyên cho đại đa số nông dân, phủ xanh đất trống đồi trọc, hạn chế thiên tai, bảo vệ môi trường. Có thể nói, công tác trồng rừng những năm qua nhanh và hiệu quả hơn những năm trước đây, kết quả tích cực này được đánh giá là nhận thức của người dân đã được nâng cao, giá trị, hiệu quả của rừng sản xuất đã được thực tế chứng minh là không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn giúp bà con vươn lên ổn định cuộc sống./.
                                                                      Phan Quý

Xem thêm