Nông Thượng phát triển cây quế

Quế được xác định là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đối với xã Nông Thượng  (thành phố Bắc  Kạn), nhiều hộ dân đã thoát nghèo vươn lên làm giàu, diện tích quế đang tiếp tục được mở rộng và trở thành cây chủ lực tại địa phương.

Quế được xác định là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đối với xã Nông Thượng  (thành phố Bắc  Kạn), nhiều hộ dân đã thoát nghèo vươn lên làm giàu, diện tích quế đang tiếp tục được mở rộng và trở thành cây chủ lực tại địa phương.

Vườn quế 6 năm tuổi của gia đình ông Triệu Hữu Tàn, thôn Tân Thành đang phát triển tốt.
Vườn quế 6 năm tuổi của gia đình ông Triệu Hữu Tàn, thôn Tân Thành đang phát triển tốt.

Mở rộng diện tích
Kinh tế nông lâm nghiệp giữ vai trò chính ở Nông Thượng, một trong những cây trồng chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng lên về diện tích đó là cây quế.  Quế được trồng nhiều ở thôn Tân Thành, Khuổi Chang, Nà Thinh và một số thôn lân cận với tổng diện tích khoảng 200ha. Vào thời điểm này nhân dân bắt đầu khai thác quế, giá 1kg vỏ quế tươi giá bình quân 15.000 đồng/kg tươi, vỏ khô giá 35.000 đồng. Một cây có thể thu từ 200.000 đến 400.000 đồng. Theo tính toán của những người trồng quế 1ha quế ở nơi đất tốt có thể cho thu nhập trên dưới 300 triệu đồng.  Trên thực tế ở địa phương nhiều gia đình đã thu về cả trăm triệu đồng từ cây trồng này.

Ông Triệu Hữu Tàn, người có diện tích quế khá lớn ở thôn Tân Thành, con đường vào khu trồng quế gia đình ông và một vài người dân tự bỏ làm nhằm mục đích phát triển kinh tế lâm nghiệp. Ông Tàn cho biết: “Đường trước đây nhỏ hẹp, rậm rạp, đi lại rất vất vả. Tuy nhiên từ khi Nhà nước khuyến khích nhân dân trồng rừng, phát triển các loại cây có giá trị nên bản thân tôi cũng như nhiều hộ quyết tâm mở đường để tiện cho quá trình đi lại, vận chuyển hàng hóa”.

Người trồng quế chăm sóc, phát tỉa cây trồng.
Chăm sóc quế


Ông Tàn lựa chọn cây quế để trồng bởi đất đai nơi đây rất phù hợp, tới nay ông đã có 3ha quế với số lượng trên 1 vạn cây. Hiện tại một phần diện tích quế đã bắt đầu cho khai thác tỉa, dự kiến trong vòng 5 năm nữa  toàn bộ diện tích này khai thác sẽ thu về số tiền khá lớn. Theo ông Tàn, cây quế có ưu điểm dễ trồng, ít sâu bệnh, ưa khí hậu mát mẻ, chỉ mất công 3 năm đầu chăm sóc, từ năm thứ 7 trở đi là có thể khai thác tỉa thưa. Ở Nông Thượng, ngoài gia đình ông Tàn, còn có hộ ông Hoàng Hữu Ngân cũng có đồi quế khá lớn.

Cần quan tâm hỗ trợ giống, kỹ thuật cho người trồng quế.

Nếu cách đây vài năm toàn xã Nông Thượng mới có khoảng vài chục ha quế thì nay đã tăng lên 200ha, bình quân mỗi năm trồng được vài chục ha. Sở dĩ diện tích quế tăng lên vì người dân không còn mặt mà với cây keo, mỡ, nguyên nhân là mấy năm nay hiện tượng mối ăn rễ trên keo, sâu ong hại mỡ gây ảnh hưởng đến diện tích cây lâm nghiệp do vậy người dân chuyển nhiều sang trồng quế.

Mặc dù là loại cây có giá trị cao về kinh tế nhưng quế tại Nông Thượng vẫn chưa được đưa và kế hoạch trồng rừng hàng năm của Nhà nước, đây là điều trăn trở của nhân dân địa phương. Vào vụ trồng rừng, người dân ở đây đều phải tự ươm giống quế, hoặc đi mua giống ở ngoài về trồng, nhiều hộ tự ươm cây theo kinh nghiệm vốn có chứ không được trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật. Nguyện vọng của nhân dân rất muốn được Nhà nước mở những lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật để hỗ trợ cho quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ.

Theo đồng chí Chủ tịch UBND xã Nông Thượng cho biết: Hiện nay nhân dân địa phương kinh tế đa phần là dựa vào phát triển nông  lâm nghiệp, trong đó kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, nhu cầu mở rộng diện tích trồng cây quế ở Nông Thượng rất lớn. Chính quyền địa phương mong muốn tỉnh có kế hoạch hỗ trợ nhân dân địa phương về giống, tập huấn kiến thức về khoa học kỹ thuật cho nhân dân.

Một điểm thu mua quế tại thôn Khuổi Chang, xã Nông Thượng.
Một điểm thu mua quế tại thôn Khuổi Chang, xã Nông Thượng.

Người dân Nông Thượng đã có sự chủ động tìm hướng phát triển kinh tế để thoát nghèo dựa trên chính tiềm năng đất đai của địa phương. Thành quả trông thấy là những đồi quế xanh tốt đang ngày được mở rộng. Từ những khu đồi cao, dốc tưởng chừng không ai đặt chân tới, đã được người dân khai phá, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế một cách hợp lý. Để lấy ngắn nuôi dài, người dân còn trồng sắn, chuối xen với quế để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.  Với diện tích rừng quế tăng theo từng năm đang hưa hẹn cho nhiều gia đình có thu nhập cao, việc thu mua sản phẩm quế ở xã  hiện cũng đã có đầu mối bao tiêu, người dân không phải mất công vận chuyển  đi bán ở xa. Cây quế đang  góp phần đưa đưa đời sống nhân dân Nông Thượng ổn định và nâng cao./.
 

Thu Trang

Xem thêm