Sắc màu ẩm thực Thanh minh

0:00 / 0:00
0:00
Vào những dịp lễ tết, đặc biệt vào Tết Thanh minh, đồng bào vùng cao Bắc Kạn thường thành kính dâng lên tổ tiên những món ăn nhiều màu sắc như xôi nếp cẩm, bánh giầy, bánh trôi, bánh chay...

Xôi ngũ sắc

Xôi được làm đủ sắc màu trông rất hấp dẫn.
Xôi được làm đủ sắc màu trông rất hấp dẫn.

Lá cẩm có màu tím, màu đỏ, mùi thơm, khi đồ với gạo nếp hòa quyện ra món xôi sắc màu trông rất hấp dẫn. Muốn xôi có nhiều màu sắc hơn, người dân Bắc Kạn còn dùng lá dứa để làm xôi có màu xanh, dùng nghệ hoặc hoa rừng để ra xôi màu vàng, dùng lá cây sau sau để làm xôi màu đen bóng, còn màu trắng là để nguyên màu của gạo nếp. Các bà, các chị khéo tay sắp đặt, tạo hình nên đĩa xôi đa sắc màu, đẹp mắt và thơm ngon.

Bánh trôi, bánh chay đa sắc

Bánh trôi, bánh chay đa sắc màu trong ngày Tết Hàn thực.

Bánh trôi, bánh chay đa sắc màu trong ngày Tết Hàn thực.

Nguyên liệu làm bánh trôi là gạo nếp, được ngâm rồi đem đi xay thành bột. Bột đã hoàn thiện được nhào quyện, nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước là chín. Bánh chay cũng được làm với nguyên liệu tương tự, khi ăn thì kèm nước dùng có gừng và chút đường thanh ngọt. Tại Bắc Kạn, người dân tận dụng các nguyên liệu sẵn có như: Lá cẩm, lá dứa, quả gấc, hoa đậu biếc... để tạo nên những màu sắc của loại bánh này.

Bánh lá ngải, bánh giầy gấc

Bánh giầy được làm bằng lá ngải, lá cẩm tím, quả gấc.

Bánh giầy được làm bằng lá ngải, lá cẩm tím, quả gấc.

Bánh giầy Bắc Kạn có nét riêng biệt, người dân dùng gạo nếp được lựa chọn rất kỹ càng sau đó đem ngâm qua đêm, đồ lên như xôi chín dẻo mềm và cho vào cối giã nhuyễn để làm vỏ bánh. Ngoài màu trắng trong của gạo, người dân Bắc Kạn còn sử dụng quả gấc, lá ngải, lá cẩm làm bánh màu kèm với nhân đỗ hoặc nhân vừng lạc để sáng tạo ra những vị bánh đặc trưng khác nhau./.

Xem thêm