Sức Vươn ở một vùng quê

      Có một dạo người ta nhắc đến “làng Dao” Đèo Gío (xã Vân Tùng – Ngân Sơn) như một vùng quê heo hút và nghèo khó. Từ ngày bà con biết khai thác thế mạnh nơi đỉnh đèo để mở hàng quán dịch vụ chuyên buôn bán các mặt hàng đặc sản mang đậm nét truyền thống của người Dao, đời sống bà con dân tộc thiểu số nơi đây đã có nhiều thay đổi, trong thôn đã xuất hiện một số hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

      Có một dạo người ta nhắc đến “làng Dao” Đèo Gío (xã Vân Tùng – Ngân Sơn) như một vùng quê heo hút và nghèo khó. Từ ngày bà con biết khai thác thế mạnh nơi đỉnh đèo để mở hàng quán dịch vụ chuyên buôn bán các mặt hàng đặc sản mang đậm nét truyền thống của người Dao, đời sống bà con dân tộc thiểu số nơi đây đã có nhiều thay đổi, trong thôn đã xuất hiện một số hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

      Bà Hoàng Thị Loan, bí thư chi bộ thôn, cho biết: Đèo Gío có 55 hộ với 230 nhân khẩu nhưng diện tích đất ruộng canh tác của cả thôn chỉ có 0,44ha do đó cuộc sống của bà con những năm trước đây chủ yếu dựa vào những bãi nương ngô, khoai, sắn. Nỗi lo về cái ăn, cái mặc ám ảnh luôn thường trực nhưng đó là chuyện của ngày trước, những năm gần đây cuộc sống của bà con đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ có thu nhập khá từ phát triển buôn bán dịch vụ, 98% số hộ đã có phương tiện nghe, nhìn, xe máy đi lại; đặc biệt, trong thôn đã có 3 hộ gia đình mua được ô tô; 100% trẻ nhỏ được đến trường, thôn cũng vinh dự có 4 em vào học trong các trường đại học, số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình hiếu học năm sau luôn cao hơn năm trước. Theo bà Hoàng Thị Loan, để có sự phát triển đó, bên cạnh sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương còn là sự vươn lên từ nội lực của đồng bào dân tộc Dao nơi đây, họ đã không cam chịu đói nghèo mà cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống mơi ấm no, hạnh phúc hơn. 

ghjk
sản phẩm măng ớt ở Đèo Gío đã tạo được thương hiệu trên thị trường


       Còn nhớ những năm đầu trăn trở tìm lối thoát nghèo, các hộ Bàn Văn Phong, Triệu Duy Tuyên, Bàn Tiến Quan, Triệu Tiến Sinh… là những hộ đầu tiên chuyển lên mặt đường để buôn bán. Ban đầu chỉ là những hàng giải khát thông thường dần dần họ chuyển sang thu mua các loại hàng nông sản, cây dược liệu của bà con từ khắp các miền quê về bán. Ngoài ra họ còn thu mua nguyên liệu măng, ớt, cây thuốc quý hiếm về chế biến theo kinh nghiệm truyền thống và tạo ra những sản phẩm đặc sản mang hương vị rất riêng, đậm bản sắc không nơi nào có thể bì kịp. Các sản phẩm măng ớt... đều bán được giá. Do đó nhiều hộ từ buôn bán dịch vụ mà đời sống được cải thiện, dần dần người này thấy người kia ăn nên làm ra họ cũng làm theo, những người thực hiện trước truyền kinh nghiệm, hỗ trợ vốn cho người sau, cứ thế tạo nên phong trào phát triển buôn bán dịch vụ trên đỉnh đèo. Đến nay trong thôn đã có gần 70% số hộ mở hàng buôn bán dịch vụ và nhà nào cũng có đặc sản măng ớt. Những sản phẩm măng ớt, rượu thuốc, các loại dược liệu … đã thực sự tạo ra thương hiệu riêng bởi nó đảm bảo sạch và có chất lượng cao, tạo được uy tín đối với khách hàng. Hiện nay buôn bán dịch vụ đã thực sự là hướng đi và là xu thế phát triển của đồng bào dân tộc Dao nơi đây. Đối với những hộ kinh doanh buôn bán lâu năm, nay cũng đã tạo dựng được cơ sở vật chất khang trang, mua sắm được nhiều tiện nghi đắt tiền và có thu nhập trung bình từ 100 – 200 triệu đồng/năm. Trong đó phải kể đến các hộ Bàn Hữu Phong, Triệu Duy Tiên, Bàn Tiến Quan…
      Những thành quả trên cho thấy, đồng bào các dân tộc nơi đây đã biết đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển và chủ động nắm bắt thị hiếu cũng như nhu cầu của khách hàng đồng thời đưa được yếu tố truyền thống vào từng sản phẩm và họ đã biết làm giàu trên nền văn hóa của mình. Với những thành quả đó, thôn Đèo Gío đã vinh dự được biểu dương tại Đại hội Đại biểu Dân tộc thiếu số huyện năm nay vì đã có những đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng cũng như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống mới ở địa phương.
 

N.T
 

Xem thêm