Trồng mía cho thu nhập cao

         Trồng mía cho thu nhập cao, tốn ít công chăm sóc, chi phí sản xuất thấp. Nhưng để trồng mía đạt hiệu quả, ngoài việc trồng tập trung vào tháng 1 – 2, chăm sóc và thu hoạch vào những tháng cuối năm. Chuyện đầu ra của cây mía cho người dân vẫn là bài toán khó giải của các cấp ngành và nhân dân.

         Trồng mía cho thu nhập cao, tốn ít công chăm sóc, chi phí sản xuất thấp. Nhưng để trồng mía đạt hiệu quả, ngoài việc trồng tập trung vào tháng 1 – 2, chăm sóc và thu hoạch vào những tháng cuối năm. Chuyện đầu ra của cây mía cho người dân vẫn là bài toán khó giải của các cấp ngành và nhân dân.

sdf
Một góc cánh đồng mía xã Cao Kỳ

         Niên vụ năm nay, huyện Chợ Mới trồng được hơn 100ha mía trong đó diện tích mía của xã Cao Kỳ, là 30ha. Là một trong những xã có số lượng mía lớn của huyện Chợ Mới, diện tích đất trồng mía được tăng theo từng năm, chính điều này đã dẫn đến việc tìm đầu ra cho loại cây này ngày càng trở lên khó khăn, không có nhà máy chế biến, không doanh nghiệp hay tổ chức nào đứng ra hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, nhưng mỗi năm số diện tích thống kê lại cao hơn so với năm trước. Điều này cũng dễ hiểu bởi chất đất ở nơi đây rất thích hợp với loại cây này, chất lượng của cây mía khi thu hoạch cho thấy cây mía to, dài, khi ăn giòn và có vị ngọt đặc trưng, tốn ít công chăm sóc hơn so với cây lúa, một số nơi người dân còn có thể trồng xen với các mía như các cây: lạc, đậu tương, tận dụng sự mầu mỡ của đất. Bà Nông Thị Tàng, thôn Tổng Sâu, xã Cao Kỳ là người đã nhiều năm trồng mía phấn khởi cho biết hàng năm vào thời điểm này cây mía bắt đầu bán được và thường rộ vào dịp tháng Giêng, tháng hai, lúc thời tiết ấm áp, bà cũng cho biết so với trồng cây lúa thì cây mía mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn bởi như ruộng của bà trồng hơn 2.000m2, tương đương với 1600 gốc mía, mà bán với giá thị trường dao động từ 2.000 đến 5000 đồng/cây thì tính ra cũng gấp mấy lần trồng lúa. Từ cây mía , gia đình bà Tàng cũng như nhiều hộ gia đình trong thôn xóm đã sắm được tivi, xe máy, máy cày…phục vụ sinh hoạt cho đời sống. Được hỏi về khó khăn trong quá trình trồng mía , bà Tàng cho biết đối với loại cây này cần phải chú ý từ khi bắt đầu cho hom mía xuống đất,  phải thường xuyên giữ ẩm để mía nhanh nảy mầm. Tuỳ chân ruộng tốt hay xấu mà bón phân cho thích hợp, việc bón phân nên kết thúc vào thời điểm mía vươn dóng. Khi mía mọc đến 2 - 3 lá nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời trồng dặm. Mỗi vụ mía bón gốc 2 - 3 lần vào lúc mía kết thúc đẻ nhánh, khi mía có 3 dóng và 6 dóng. Thường xuyên phải thăm ruộng mía xem có sâu bệnh như rệp, rầy hại thì phải phun thuốc trừ ngay…

cmoi.gif
Đầu ra chủ yếu hiện nay cho cây mía của bà con là bán cho khách qua đường hàng ngày

        Đến những điểm bán mía dọc tuyến quốc lộ 3 đoạn qua xã Cao Kỳ , chúng tôi thấy rất nhiều xe lớn nhỏ dừng lại mua mía, một khách mua có địa chỉ tại Hải Phòng bà vừa cầm cây mía ăn vừa cho biết bà là người thường xuyên mua mía ở đây, vì mía rất ngọt, ăn lại giòn qua đây lần nào cũng mua về làm quà cho gia đình, cho người thân. Đem câu chuyện kể lại với ông Hoàng Đức Hoan, Bí thư Đảng uỷ xã Cao Kỳ, ông nói: Nhiều gia đình thu hoạch mỗi năm vài chục triệu đồng, có những hộ cao điểm như hộ ông Âu Đình Mạnh, thôn Tổng Tàng thu nhập hàng trăm triệu đồng một vụ mía, hiện nay đang là đầu vụ mía, bà con bắt đầu thu hoạch, nhưng cũng chỉ đem lên đường quốc lộ bán cho khách qua lại, chứ cũng chưa có ai đến đặt vấn đề mua mía với địa phương. Hiện giờ bà con chỉ bán lẻ mỗi điểm bán trên đường cũng chỉ được mỗi ngày vài chục cây nếu thời tiết ấm áp khách mua sẽ nhiều hơn. Xã cũng đã và đang ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức cá nhân , những ai đến mua mía cho bà con, ông Hoan cũng cho biết; thường thì vào những tháng chạp, tháng Giêng và tháng hai là thời điểm có nhiều tư thương từ các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên…lên thu mua mía cho bà con, tuy nhiên cây mía của địa phương chỉ phục vụ cho giải khát là chính nên số lượng mía mua của các tư thương cũng còn rất hạn chế.

        Có thể thấy những đóng góp của cây mía có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu  kinh tế của huyện Chợ Mới nói chung và xã Cao Kỳ nói riêng, thế nhưng phát triển cây mía theo hướng lâu dài và bền vững, tạo lòng tin thực thụ trong lòng mỗi người dân trồng mía thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm này là điều hết sức quan trọng./.
 

Văn Lạ - Hồng Tuyến

Xem thêm