Theo kết quả nghiên cứu của UN University, khí hậu thay đổi khiến tình trạng sa mạc hóa trở thành thách thức môi trường lớn nhất hiện nay".
Nghiên cứu này do hơn 200 chuyên gia từ 25 nước tiến hành.
Báo cáo cảnh báo, nếu không có hành động kịp thời, thì sẽ có khoảng 50 triệu người phải rời bỏ nhà cửa trong vòng 10 năm tới và điều này lại dẫn tới những bất ổn về mặt xã hội đối với các khu vực lân cận.
Báo cáo nhận định, một phần ba dân số thế giới - khoảng hai tỷ người là nạn nhân tiềm tàng của tình trạng sa mạc hóa
Báo cáo khẳng định: Sa mạc hóa được coi là khủng hoảng môi trường với quy mô toàn cầu, hiện tác động tới 100 200 triệu người, và đe dọa tính mạng cũng như phương kế sinh nhai của một số lượng người lớn hơn nhiều.
Báo cáo cho rằng, ngoài quy trình tự nhiên, việc khai thác đất đai quá mức và thói quen tưới tiêu không mang tính bền vững cũng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trong khi đó, khí hậu thay đổi cũng là một nhân tố chính làm biến chất đất đai.
Bản báo cáo đề nghị áp dụng các phương thức canh tác mới, chẳng hạn như khuyến khích trồng rừng ở vùng khô cạn. Đây là biện pháp đơn giản không chỉ giúp hấp thụ bớt CO2 từ bầu khí quyển mà còn ngăn sa mạc lan rộng.
Ông Adeel là một trong số các tác giả của báo cáo này nói: Chúng ta hãy nói với những người dân sống ở vùng khô cạn rằng chúng ta cần có những cách kiếm sống khác không phải là trồng cây lương thực truyền thống cần tưới nhiều nước hay chăn nuôi gia súc- mà là phương kế sinh nhai mới không gây sức ép lên các nguồn lực tự nhiên. Chẳng hạn như du lịch sinh thái hay sử dụng nguồn năng lượng mặt trời có thể tạo ra các phương kế sinh nhai mới.
Một số quốc gia như Trung Quốc đã có các chương trình trồng cây để ngăn chặn sa mạc, nhưng theo ông Adeel, trong một số trường hợp trồng cây lại cần rất nhiều nước cho nên lại tạo ra nhu cầu rất lớn về nước.