Bằng tình yêu và niềm đam mê với nhạc cụ, anh Hứa Quang Sỹ đã tự mày mò chế tác từ cây đàn ghi ta đến đàn Tính tẩu của đân tộc Tày, sáo bầu, kèn của đân tộc Mông... Ngươì ta gọi anh với cái tên trìu mến" người thổi hồn cho các nhạc cụ dân tộc" .
Anh say sưa thổi sao bầu với làn điệu Mông mượt mà. |
Tôi vốn yêu tiếng làn điệu then mượt mà, sâu lắng, nên muốn tìm mua một cây đàn Tính để học. Qua nhiều người giới thiệu tôi được biết người có uy tín trong việc chế tạo cây đàn Tính tẩu hiện nay trên địa bàn tỉnh không nhiều, trong đó anh Hứa Quang Sỹ, thôn Nà Kiêng, xã Khang Ninh(Ba Bể) là một điển hình. Nên chuyến hành trình tìm đến với người làm đàn bắt đầu. Không hẹn trước, bởi vậy anh đưa chúng tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Từ làm điệu then đến niềm đam mê làm nhạc cụ.
Mời chúng tôi uống chén nước chè và nghe vài điệu then, anh với tay lấy cây đàn Tính đang treo trên vách nhà. Anh dựng cây đàn Tính lên đùi, so dây nắn phím, anh cất giọng hát bằng tiếng Tày với một bài then cổ; rồi lại thổi một đoạn sáo Mông làm chúng tôi ngây ngất . Anh cười bảo: Chính những bài hát, làn điệu then, cọi của quê hương đã đưa anh đến với nghề làm nhạc cụ.
Là chàng trai đân tộc Tày, sinh ra và lớn lên với những làn điệu Shi, lượn mượt mà đã ăn sâu vào trong tiền thức. Tuy không được học qua trường lớp nào về âm nhạc nhưng anh Hứa Quang Sỹ rất am hiểu về nhạc cụ của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao. Người dân nơi đây vẫn quen nói đùa rằng, nhờ trời cho anh cái tài, cái khéo và cả đôi tai thính nên cứ đi đâu thấy nhạc cụ nào hay anh đều tìm đến nhà mua và học hỏi làm nhạc cụ. .
Bắt đầu làm nhạc cụ bằng may mò làm thử, hỏng rồi lại làm. Từ cây đàn ghi ta rồi làm nhị để kéo, làm đàn Violong... Đến năm 2002, anh bắt đầu mày mò làm đàn Tính và các loại nhạc cụ khác như: Sáo, kèn môi, sáo bầu, khèn của đân tộc Mông…Ban đầu làm để tặng những người thân yêu thích văn nghệ làm quà, cứ thế anh tích luỹ được kinh nghiệm làm từng loại nhạc cụ khác nhau.
Bởi vậy mà trong căn nhà của mình, anh luôn dành riêng một góc lớn để làm nơi trưng bày, lưu giữ nhạc cụ. Đồng thời, anh phân từng khu dành riêng cho ngâm bầu, để gỗ làm cán đàn, mình khèn, Trúc…Tiếng lành đồn xa không biết từ khi nào anh trở thành người làm nhạc cụ đân tộc.
Anh Sỹ tâm sự: một điều khiến anh chế tác nhạc cụ không chỉ vì tình yêu âm nhạc truyền thống của đân tộc mình mà anh muốn thế hệ con, cháu nhìn thấy anh làm, sẽ có nhiều đứa theo học, yêu mến nghề này và làm theo để nghề tiếp tục được truyền từ đời này sang đời khác.
Mỗi nhạc cụ là cả một công trình nghệ thuật.
Anh cũng không biết mình đã làm ra bao nhiêu nhạc cụ nhưng với anh ấn tượng nhất là 20 chiếc đàn mà đoàn Đại sứ Lao đến đặt và là người làm đàn Tính cung cấp đàn Tính biểu diễn trong Liên hoan hát then, đàn tính toàn quốc lần thứ III, năm 2009 điễn ra tại tỉnh Bắc Kạn. Với anh dù là khách du lịch không hiểu gì về âm luật cũng như cách đánh đànhay những cây đàn dành cho những đêm biểu diễn, những người mê đàn tính đều được anh trau chuốt, tỷ mỷ trong từng công đoạn để làm nên một nhạc cụ có âm thanh tốt.
Làm đàn Tính đòi hỏi nhiều công đoạn. |
Để làm nên một cây đàn tính nhạc cụ truyền thống của người Tày, Nùng phải tốn rất nhiều công và thời gian. Cây đàn Tính có cấu tạo đơn giản, bầu đàn được làm bằng vỏ quả bầu khô, mặt đàn làm bằng gỗ lát, mỏ đàn được làm bằng gỗ trông giống mỏ gà. Từ cách chọn bầu phải chọn những quả bầu hồ lô, quả tròn, già, vỏ mỏng không to quá cũng không nhỏ quá. Quả bầu tươi thu về được cắtbỏ phần núm, róc hết phần ruột bên trong, quả nào còn cứng thì dùng, mềm là bỏ. Bầu được cắt và xử lý bằng nước sôi, sau đó đem cho phơi thật khô và ngâm nước vôi 3 tháng để chống mỗi mọt và được cắt theo kích thước hợp với thân đàn(miệng bầu phải rộng đánh âm mới phái ra âm thanh vang). Bầu đàn được khoan các lỗ để thông khí, thoát âm và đặc biệt được sơn phủ bằng một lớp sơn mầu nâu vàng và lớp sơn bóng để tạo vẻ đẹp của bầu đàn. Đối với cây đàn tính tẩu, quan trọng nhất là phần bầu.
Cán đàn là loại gỗ mộc khi chọn làm cán phải là cây thẳng không có mắt. Cán đàn được trạm trổ hoan văn, đục lỗ và đánh bóng. Mặt đàn làm bằng gỗ vông, một loại gỗ nhẹ mà lại làm tăng tính trung thực của âm thanh. Khâu khó nhất trong quá trình làm đàn là khâu trạm cần và bưng nắp những công đoạn này đỏi hỏi sự khoé léo cũng như con mắt thẩm mỹ của người làm đàn. Tuy nhiên, ấn tượng nhất đối với tôi đó là kỹ thuật tạo tiếng âm, bởi đó là một trong những yếu tố quyết định tạo nên âm thanh chuẩn của đàn khâu này đỏi hỏi cả âm và sắc(từ kích thước, kỹ thuật đến âm luật).
Để làm một cây đàn với tiếng âm tốt theo kinh nghiệm của anh Sỹ thì đường kính quả bầu tương đương với cán bầu cộng thêm 10 phân…Làm đàn Tính hoàn toàn bằng thủ công nên nếu chuẩn bị hết mọi công đoạn và làm liên tục thì phải mất 1 ngày mới có thể hoàn thành một cây đàn ưng ý. Trung bình một cây đàn Tính tốt có giá khoảng 500nghìn đồng. Tuy nhiên, nguyên liệu để làm nó phải chuẩn bị rất công phu nhất là bầu đàn thường phải đi tìm ở các thôn bản vùng cao, mỗi giàn bầu chỉ chọn được vài quả…
Đối với khèn Mông anh cũng phải mất công tìm đến những người mông làm đàn giỏi để học cách làm được một cây khèn như ý. Ngoài cách chọn cây trúc lâu năm, chọn gỗ về đục đẽo làm thân cây khèn thì nghệ thuật chế tác khèn Mông là cả một quá trình đòi hỏi sự tỷ mỷ, tinh tế và nhẫn nại trong từng động tác. Từ khâu gọt, đục đẽo thân khèn đến việc hơ lửa uốn cong từng đoạn ống sặt theo hình dạng từng chiếc khèn đến khi làm hoàn thiện một cây khèn là phải mất ít nhất từ 3 đến 4 ngày.
Làm được một cây đàn tính, sáo bầu, sáo Mông, khèn Mông không đơn giản, tuy nhiên với anh bằng lòng say mê, tâm huyết cùng với đôi tay khéo léo anh Sỹ đã làm được những nhạc cụ rất đẹp và có âm sắc như ý được khách hàng ai cũng khen.
Những dự định táo bạo.
Nằm trong quần thể khu du lịch Hồ Ba Bể, hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khác du lịch đến thăm quan đã khiến anh có nhiều trăn trở tìm hướng biến các nhạc cụ dân tộc thành quà lưu niệm bán cho khách du lịch đến thăm hồ nhằm giới thiệu được nét văn hoá của người dân nơi đây.
Từ ý định đó, anh đã thu nhỏ các nhạc cụ lại, chế tác thêm các hoá văn mang nét văn hoá của vùng hồ đem và một số công cụ sản xuất khác như: thuyền độc mộc, cái cày, cái bừa đem trưng bày và bán tại Hội xuân Ba Bể và các gian hàng phục vụ khách ven hồ bước đầu đã tạo nên dấu ấn nhiều du khách tìm mua.
Tò mò hỏi về ước mơ của mình anh cười bảo: “ Tôi có ý tưởng đi tìm những người khuyết tật về dạy nghề và tạo việc làm cho họ bằng việc làm các sản phẩm làm đồ lưu niệm. Bên cạnh đó, tôi cũng mong nhiều hơn nữa những người có tâm huyết và tình yêu nhạc cụ tìm đến để tôi truyền nghề”.
Chia tay anh với nhiều cảm xúc trào dân dâng, mong rằng anh sẽ truyền được tình yêu cho nhiều người không chỉ biết làm nhạc cụ để đánh, thổi mà còn mang những nét văn hoá riêng của điạ phương giới thiệu với các bạn bè trên thế giới. Qua đó, góp phần bảo tồn nét văn hoá của chính dân tộc mình./.
C.L