Chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn

Trước nguy cơ ảnh hưởng và cảnh báo về biến đổi khí hậu, tỉnh Bắc Kạn đã có các giải pháp, kế hoạch ứng phó hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trước nguy cơ ảnh hưởng và cảnh báo về biến đổi khí hậu, tỉnh Bắc Kạn đã có các giải pháp, kế hoạch ứng phó hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tích cực tuyên truyên vận động nhân dân triển khai phòng, chống hạn hán.
Tích cực tuyên truyên vận động nhân dân triển khai phòng, chống hạn hán.

Hằng năm, để chủ động đối phó với hạn hán, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp các vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Phương án phòng chống hạn hán vụ Đông Xuân huy động các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng nước phối hợp cùng chính quyền địa phương, các đơn vị quản lý dùng nước tích cực tham gia công tác phòng chống hạn. Thực hiện triệt để tiết kiệm nước trong sản xuất, hạn chế tổn thất, hao hụt trên các phương tiện tích trữ, chuyển tải như: hồ, đập, kênh, đường ống…; tập trung mọi nguồn lực cho công tác khắc phục khô hạn một cách kịp thời và hiệu quả.

Theo dự báo của Đài khí tượng Thuỷ văn tỉnh Bắc Kạn, nhìn chung lượng mưa trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, tổng lượng mưa ở các khu vực trong tỉnh từ tháng 5 đến tháng 10 phổ biến từ 1222 – 2131mm. Như vụ Đông Xuân 2017 – 2018 trên địa bàn tỉnh, dự báo những tháng nửa cuối mùa có khả năng xảy ra thiếu nước sản xuất cục bộ, chủ yếu tại các khu vực có vùng núi cao, lượng mưa toàn vụ ở mức xấp xỉ dưới so với TBNN; trong những tháng cuối năm hầu như không có mưa dẫn đến tổng lượng dòng chảy trên các sông suối đều ở mức thấp. Mặt khác do nhiều công trình thuỷ lợi đã xuống cấp, bị rò rỉ, thẩm thấu lớn kết hợp với việc sử dụng nước không hợp lý trong điều kiện thời tiết không có mưa dẫn tới tình trạng thiếu hụt nước cho sản xuất, tổng diện tích có nguy cơ bị hạn là gần 1.600ha. 

Qua kiểm tra thực tế và báo cáo đánh giá của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, đến thời điểm hiện tại nguồn nước tại các khe suối, trên sông rất thấp, từ đầu tháng 10 đến nay hầu như không có mưa. Mực nước các hồ chứa tính đến thời điểm hiện tại chỉ đạt khoảng 60-70% dung tích thiết kế, có hồ mực nước gần đến mực nước chết do trong mùa mưa hồ chứa mất an toàn nên không tích nước (hồ Mạy Đẩy, huyện Na Rì, hồ Khuổi Sung, huyện Chợ Mới). Do đó nguy cơ xảy ra hạn hán vụ Đông Xuân 2018- 2019 là rất lớn.

Nhằm chống hạn, các địa phương đã vận động nhân dân tích cực tham gia làm thủy lợi, nạo vét phát dọn kênh mương, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, tận dụng tối đa nguồn nước hiện có. Thực hiện tưới tiết kiệm, tưới vừa đủ cho nhu cầu cây trồng, giữ bờ bao, bờ thửa để lợi dụng khả năng trữ nước ở mặt ruộng từ 3-5 ngày, tránh tưới liên tục, tràn lan từ thửa này sang thửa khác. Tận dụng tối đa nguồn nước từ các suối, khe, lạch.... chủ động làm đất ngay sau khi thu hoạch vụ mùa, tránh để dồn vào những tháng đầu năm làm tăng nhu cầu nước dẫn đến không đáp ứng được cho giai đoạn làm đất.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến mực nước của các công trình thủy lợi, báo cáo kịp thời về các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý khắc phục, theo dõi mực nước các hồ chứa để chủ động có phương án tích trữ, điều tiết nước hợp lý trước khi hạn xảy ra. Quản lý chặt chẽ cống lấy nước đầu mối và các công trình tưới, đặc biệt là các cống tưới gần đầu mối, không để rò rỉ lãng phí nước, đảm bảo đủ nước tới cuối khu tưới. Thực hiện tưới khoa học, tưới từ khu xa đầu mối trước xong mới tưới khu gần đầu mối sau; khu cao tưới trước khu thấp tưới sau. Tổ chức nạo vét phát dọn kênh mương, khơi thông cống rãnh, dòng chảy, khắc phục ngay những chỗ hư hỏng, rò rỉ để chống thất thoát nước...

Tiếp tục để chủ động phòng, chống hạn hán vụ Đông Xuân 2018-2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương, đơn vị, tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng nước tiết kiệm. Đồng thời tuyên truyền để nhân dân hiểu việc biến đổi khí hậu như hiện nay hạn hán có thể xảy ra và cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích cây trồng không đảm bảo tưới để giảm thiệt hại khi hạn xảy ra.

Trong trường hợp khô hạn gay gắt xảy ra cần có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình nguồn nước, với những diện tích gieo cấy ở cao, chưa có công trình thuỷ lợi hoặc không chủ động nguồn nước cần chuyển đổi sang cây trồng cạn để chủ động trong sản xuất. Tăng cường công tác quản lý, điều tiết nguồn nước kịp thời theo kế hoạch. Việc phân phối nước phải có sự phối hợp đồng bộ giữa đơn vị quản lý cấp nước (các trạm quản lý thủy nông, tổ dùng nước...) với các tổ chức, cá nhân dùng nước và bám sát lịch thời vụ gieo trồng, nhu cầu dùng nước của cây trồng. Sẵn sàng chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, kinh phí chống hạn; tổ chức khắc phục, sửa chữa các sự cố máy móc, thiết bị. Đồng thời, tập kết sẵn sàng tại các đơn vị: Trạm thuỷ nông huyện, thành phố và UBND các xã, thị trấn để ứng phó kịp thời khi có tình huống khô hạn xảy ra./.
 

Bích Ngọc

Xem thêm