Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: Cần làm rõ thêm các chỉ tiêu chưa đạt

BBK - Chiều 28/10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết thực tiễn việc thực hiện các nội dung của Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025.

Dự chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí: Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Thị Lộc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Thị Minh Hoa, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Đồng chí Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

hoi-nghi.jpg
Đồng chí Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh điều hành và chủ trì hội nghị tổng kết.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, cơ cấu nội ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lâm nghiệp, các sản phẩm trồng trọt đã dần đáp ứng nhu cầu thị trường, chăn nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với an toàn dịch bệnh.

Các nguồn lực thuộc Chương trình MTQG được lồng ghép đã hỗ trợ kịp thời để người dân có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm vật nuôi, cây trồng. Trên địa bàn đã hình thành các mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm như: Mô hình dẻ ván ở huyện Ngân Sơn; bí xanh thơm Ba Bể…

de-an.jpg
Tổng kết Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm rà soát, đánh giá lại một số chỉ tiêu của đề án.

Kết quả tốc độ tăng trưởng ngành đạt 3,66%, trong đó có 13/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; có 08/21 chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu nghị quyết đề ra.

An ninh lương thực đảm bảo, có 423ha diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao cho thu nhập 90-100 triệu đồng/ha/năm. Có hơn 3.000ha lúa chất lượng cao gồm các giống lúa Nhật Japonica, Khẩu Nua Lếch, Khẩu Nua Pái; hơn 1.200ha diện tích cây hoa màu sản xuất theo hướng hữu cơ, trong đó 174ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận hữu cơ.

anh-hai.jpg
Đồng chí Nguyễn Mỹ Hải, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT báo cáo đến các đại biểu về kết quả thực hiện đề án.

Một số sản phẩm ngành hàng thuộc trục sản phẩm quốc gia như ngành hàng gỗ và chế biến lâm sản, dược liệu, các sản phẩm ngành hàng thuộc trục sản phẩm cấp tỉnh như các loại cây ăn quả, chăn nuôi, sản phẩm OCOP từng bước được hình thành, phát triển cả về số lượng, chất lượng, khẳng định tính đặc hữu vùng.

Hiện có hơn 200 cơ sở chế biến kinh doanh, chế biến lâm sản, trong đó có 8 cơ sở quy mô lớn được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư. Có 595ha cây dược liệu được trồng, hàng nghìn héc ta cây quế, hồi được trồng mới, phát triển.

phat-1.png
Đại diện một số sở, ngành, địa phương có ý kiến.

Tại hội nghị, một số khó khăn hạn chế trong thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đã được chỉ ra, đó là khả năng nhân rộng một số mô hình còn hạn chế, diện tích cây trồng được cấp giấy chứng nhận hữu cơ, cấp mã số vùng trồng còn thấp; chưa quy hoạch được chi tiết vùng chăn nuôi tập trung tại các địa phương; một số chỉ tiêu về tỉa thưa rừng trồng để chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, cấp chứng chỉ FSC, chế biến các sản phẩm nguyên liệu gỗ còn ít; phát triển sản phẩm du lịch gắn với trải nghiệm nông nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng; việc duy trì liên kết đảm bảo lâu dài chưa ổn định…

chi-hoa.jpg
Đồng chí Đỗ Thị Minh Hoa, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn đề xuất cần nghiên cứu thêm phương thức xúc tiến thương mại.

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí và đồng tình với kết quả đề án. Các ý kiến đề xuất cần làm rõ những hạn chế, chỉ tiêu thực hiện chưa đạt; nghiên cứu thay đổi trong lãnh đạo, chỉ đạo; định hướng sản phẩm OCOP theo hướng quy mô lớn mạnh; nghiên cứu phương thức xúc tiến thương mại để tạo sự lan tỏa sản phẩm vùng.

chi-thanh.jpg
Đồng chí Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
thao-luan.png
HTX Thanh Tâm (Chợ Đồn) và HTX Nông nghiệp Bản Mộc (Chợ Mới) nêu một số khó khăn trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đề ra 6 giải pháp, đề xuất 8 nhiệm vụ, trọng tâm là đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; khuyến khích sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ; đẩy mạnh xúc tiến thương mại; thu hút các nguồn lực, triển khai hiệu quả cơ chế chính sách...

Đồng chí Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao kết quả của đề án, các nội dung khá toàn diện, định hướng cơ cấu các ngành hàng ngày càng rõ rệt, đặc biệt là nhận thức người dân đối với sản xuất nông, lâm nghiệp đã có sự chuyển biến. Đồng chí đề nghị thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục tham mưu cho tỉnh phối hợp chặt chẽ với các địa phương rà soát, kiểm tra các nội dung thực hiện toàn diện nhằm chỉ ra những vướng mắc cần tháo gỡ, tiến tới triển khai các chỉ tiêu đồng bộ, hiệu quả./.

Xem thêm