Để dạy chữ cho con em vùng cao, nhiều giáo viên ở các miền quê đã đồng lòng về công tác dưới mái trường THPT Bình Trung (Chợ Đồn). Trường ở xã 135 khó khăn bộn bề, nhiều gia đình giáo viên vẫn phải chung nhau ở trong những gian phòng nhỏ… Nhưng với tấm lòng “Tất cả vì đàn em thân yêu”, họ đã vượt lên tất cả.
Ai cũng nghĩ các trường THPT thường nằm nơi trung tâm của một vùng, với nhiều điều kiện thuận lợi. Nhưng đến trường THPT Bình Trung hôm nay, nhiều người sẽ bất ngờ bởi nhà trường còn nhiều khó khăn đến thế. Được gây dựng từ các lớp “nhô” vào năm 2006, các giáo viên cấp II phải kiêm luôn việc giảng dạy cho học sinh cấp III. Năm 2008, biên chế của trường THPT Bình Trung mới được tăng cường tương đối đầy đủ với 40 thầy cô giáo cho cả hai cấp học.
Cơ sở vật chất thiếu thốn, trường phải học cả sáng và chiều. Phòng học cấp bốn đang xuống cấp, có lớp phải học trong nhà gỗ mùa đông gió lùa lạnh buốt. Nơi ăn chốn ở của giáo viên cũng cùng chung hoàn cảnh. Hai mươi bảy giáo viên nhà cách trường vài chục cây số, không đủ phòng ở nhiều người phải ra ở trọ nhà dân. Trong trường, phòng nào cũng phải ở ghép 2 - 3 người; có phòng bảy người phải ở chung trong một gian.
Năm 2008, Công đoàn ngành Giáo dục đã hỗ trợ 50 triệu đồng, giúp nhà trường làm thêm nhà công vụ cho giáo viên. Căn nhà gỗ rộng 45m2 chia ba, gian nào cũng có 02 cặp vợ chồng giáo viên cùng ở. Có thêm mấy gian phòng cấp bốn, tình hình cũng không cải thiện thêm là bao. Cả khu nhà có 5 cháu nhỏ mới sinh, những lúc người nhà lên chăm sóc các phòng càng trở nên chật chội. Trong phòng chỉ đủ kê giường nằm, chiếc hòm thời sinh viên được trưng dụng làm bàn soạn giáo án. Có nhiều khi để trẻ nhỏ không quấy khóc, về đêm các thầy cô phải lên phòng họp để soạn bài cho hôm sau. Đất ít, các cô chỉ trồng được mảnh vườn nhỏ xíu để có thêm rau ăn. Chợ phiên vùng này 5 ngày mới có một lần, hàng hoá ít ỏi.
Xã nghèo, các vùng lân cận cũng thuộc diện khó khăn, học sinh trường Bình Trung theo đuổi việc học chữ khá vất vả. Đa số các em đều vừa học, vừa đi làm mọi công việc đồng áng, nương rẫy phụ giúp gia đình. Thầy giáo Nông Văn Tuyền- Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: Đầu vào của các cấp học, lực học của đại đa số học sinh đều kém và trung bình. Con em đồng bào dân tộc Mông, Dao nhiều khi ở cách trường từ 7 - 12km, nhận thức của phụ huynh về giáo dục còn nhiều hạn chế, ở bậc THCS học sinh đi học chưa đều. Cả hai cấp học, nhà trường có 452 học sinh.
Bước vào công việc bộn bề ấy, tập thể Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên nhà trường lại cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách thức để vực dậy việc học hành của học sinh vùng quê nghèo. Thương học sinh, các thầy cô càng cố gắng phấn đấu, làm tốt công tác giảng dạy. Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên theo từng tháng, cả tập thể trẻ sôi động với phong trào thi đua dạy tốt. Trong phong trào ấy nổi lên nhiều cá nhân điển hình như thầy giáo Nguyễn Xuân Bắc, Trương Văn Kiếm, cô giáo Chu Thị Diện…
Các giáo viên đều tích cực vận dụng trang thiết bị dạy học trực quan, khai thác công nghệ thông tin vào giảng dạy. Bám sát chỉ đạo của ngành, nhà trường đã triển khai Quy tắc ứng xử văn hoá đối với giáo viên và học sinh. Việc dạy và học ngày càng đi vào nề nếp, kết quả học tập ngày càng đi lên. Tỷ lệ đỗ trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng qua từng năm: Năm 2007 chỉ đạt 30,5%; năm 2008 là 47,7%; năm 2009 là 57,7% và kỳ thi năm 2010 vừa qua con số tốt nghiệp đã đạt 64,2% (không kể thí sinh tự do).
Học sinh trường THPT Bình Trung đi thi đại học rất ít, số thí sinh đỗ cũng rất ít. Qua các con số thống kê, vẫn nhận ra những tín hiệu đáng mừng: Năm đầu tiên (2007) trường chỉ có 1 em đỗ đại học; năm 2008 có 4 em, 2009 được 06 em. Kỳ thi đại học vừa qua, trường có 45 em dự thi thì có 10 em đỗ.
Những kết quả mà trường THPT Bình Trung đạt được tuy còn khiêm tốn, nhưng đã phản ánh rõ nét những nỗ lực và quá trình phấn đấu tích cực của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường. Được biết tới đây, nhà trường sẽ được đầu tư xây mới. Bớt đi những vất vả, lo toan, chắc chắn phong trào “Dạy tốt - học tốt” của thầy và trò trường vùng cao này sẽ đạt được nhiều kết quả tốt./.
Ai cũng nghĩ các trường THPT thường nằm nơi trung tâm của một vùng, với nhiều điều kiện thuận lợi. Nhưng đến trường THPT Bình Trung hôm nay, nhiều người sẽ bất ngờ bởi nhà trường còn nhiều khó khăn đến thế. Được gây dựng từ các lớp “nhô” vào năm 2006, các giáo viên cấp II phải kiêm luôn việc giảng dạy cho học sinh cấp III. Năm 2008, biên chế của trường THPT Bình Trung mới được tăng cường tương đối đầy đủ với 40 thầy cô giáo cho cả hai cấp học.
Cơ sở vật chất thiếu thốn, trường phải học cả sáng và chiều. Phòng học cấp bốn đang xuống cấp, có lớp phải học trong nhà gỗ mùa đông gió lùa lạnh buốt. Nơi ăn chốn ở của giáo viên cũng cùng chung hoàn cảnh. Hai mươi bảy giáo viên nhà cách trường vài chục cây số, không đủ phòng ở nhiều người phải ra ở trọ nhà dân. Trong trường, phòng nào cũng phải ở ghép 2 - 3 người; có phòng bảy người phải ở chung trong một gian.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn, các giáo viên vẫn tích cực trong phong trào thi đua dạy tốt. |
Năm 2008, Công đoàn ngành Giáo dục đã hỗ trợ 50 triệu đồng, giúp nhà trường làm thêm nhà công vụ cho giáo viên. Căn nhà gỗ rộng 45m2 chia ba, gian nào cũng có 02 cặp vợ chồng giáo viên cùng ở. Có thêm mấy gian phòng cấp bốn, tình hình cũng không cải thiện thêm là bao. Cả khu nhà có 5 cháu nhỏ mới sinh, những lúc người nhà lên chăm sóc các phòng càng trở nên chật chội. Trong phòng chỉ đủ kê giường nằm, chiếc hòm thời sinh viên được trưng dụng làm bàn soạn giáo án. Có nhiều khi để trẻ nhỏ không quấy khóc, về đêm các thầy cô phải lên phòng họp để soạn bài cho hôm sau. Đất ít, các cô chỉ trồng được mảnh vườn nhỏ xíu để có thêm rau ăn. Chợ phiên vùng này 5 ngày mới có một lần, hàng hoá ít ỏi.
Xã nghèo, các vùng lân cận cũng thuộc diện khó khăn, học sinh trường Bình Trung theo đuổi việc học chữ khá vất vả. Đa số các em đều vừa học, vừa đi làm mọi công việc đồng áng, nương rẫy phụ giúp gia đình. Thầy giáo Nông Văn Tuyền- Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: Đầu vào của các cấp học, lực học của đại đa số học sinh đều kém và trung bình. Con em đồng bào dân tộc Mông, Dao nhiều khi ở cách trường từ 7 - 12km, nhận thức của phụ huynh về giáo dục còn nhiều hạn chế, ở bậc THCS học sinh đi học chưa đều. Cả hai cấp học, nhà trường có 452 học sinh.
Bước vào công việc bộn bề ấy, tập thể Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên nhà trường lại cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách thức để vực dậy việc học hành của học sinh vùng quê nghèo. Thương học sinh, các thầy cô càng cố gắng phấn đấu, làm tốt công tác giảng dạy. Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên theo từng tháng, cả tập thể trẻ sôi động với phong trào thi đua dạy tốt. Trong phong trào ấy nổi lên nhiều cá nhân điển hình như thầy giáo Nguyễn Xuân Bắc, Trương Văn Kiếm, cô giáo Chu Thị Diện…
Cuộc vận động "Hai không" được triển khai hiệu quả, tác động tích cực đến chất lượng giáo dục. |
Các giáo viên đều tích cực vận dụng trang thiết bị dạy học trực quan, khai thác công nghệ thông tin vào giảng dạy. Bám sát chỉ đạo của ngành, nhà trường đã triển khai Quy tắc ứng xử văn hoá đối với giáo viên và học sinh. Việc dạy và học ngày càng đi vào nề nếp, kết quả học tập ngày càng đi lên. Tỷ lệ đỗ trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng qua từng năm: Năm 2007 chỉ đạt 30,5%; năm 2008 là 47,7%; năm 2009 là 57,7% và kỳ thi năm 2010 vừa qua con số tốt nghiệp đã đạt 64,2% (không kể thí sinh tự do).
Học sinh trường THPT Bình Trung đi thi đại học rất ít, số thí sinh đỗ cũng rất ít. Qua các con số thống kê, vẫn nhận ra những tín hiệu đáng mừng: Năm đầu tiên (2007) trường chỉ có 1 em đỗ đại học; năm 2008 có 4 em, 2009 được 06 em. Kỳ thi đại học vừa qua, trường có 45 em dự thi thì có 10 em đỗ.
Những kết quả mà trường THPT Bình Trung đạt được tuy còn khiêm tốn, nhưng đã phản ánh rõ nét những nỗ lực và quá trình phấn đấu tích cực của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường. Được biết tới đây, nhà trường sẽ được đầu tư xây mới. Bớt đi những vất vả, lo toan, chắc chắn phong trào “Dạy tốt - học tốt” của thầy và trò trường vùng cao này sẽ đạt được nhiều kết quả tốt./.
Đăng Bách