Chồng chéo trách nhiệm dẫn đến kẽ hở trong quản lý phân bón

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay: Trước năm 2014, chúng ta quản lý phân bón theo danh mục, mỗi một loại phân bón trước khi được đưa vào danh mục để lưu hành trong sản xuất và buôn bán phải qua công tác kiểm nghiệm, khảo nghiệm, có hội đồng kết luận chất lượng mới được bổ sung vào danh mục. Tuy nhiên, khi áp dụng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư phải chuyển cơ chế quản lý từ danh mục sang tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia để bảo đảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và minh bạch như hai luật đã quy định. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón để tập trung chuyển trạng thái quản lý từ danh mục hành chính sang quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Giai đoạn quá độ chuyển sang này sinh ra một số vấn đề bất cập.

Sáng 15/11, trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Bắc Kạn) tham gia giải trình một số nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý phân bón của ngành nông nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay: Trước năm 2014, chúng ta quản lý phân bón theo danh mục, mỗi một loại phân bón trước khi được đưa vào danh mục để lưu hành trong sản xuất và buôn bán phải qua công tác kiểm nghiệm, khảo nghiệm, có hội đồng kết luận chất lượng mới được bổ sung vào danh mục. Tuy nhiên, khi áp dụng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư phải chuyển cơ chế quản lý từ danh mục sang tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia để bảo đảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và minh bạch như hai luật đã quy định. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón để tập trung chuyển trạng thái quản lý từ danh mục hành chính sang quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Giai đoạn quá độ chuyển sang này sinh ra một số vấn đề bất cập.

Chồng chéo trách nhiệm dẫn đến kẽ hở trong quản lý phân bón ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường tham gia  giải trình.  (Ảnh: TH)

Thứ nhất, đòi hỏi Nhà nước, cơ quan quản lý phải có một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩnm làm cơ sở khẳng định để các tổ chức kinh doanh đăng ký theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đó và người ta được quyền sản xuất. Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn này muốn ban hành đòi hỏi thời gian, đòi hỏi điều kiện, không thể một lúc đầy đủ hết được. 

Thứ hai, theo Nghị định 202 thì có hai Bộ trực tiếp quản lý phân bón. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phần phân bón hữu cơ và phân bón khác (phân vi sinh, phân mùn một số dạng...). Còn lại Bộ Công thương quản lý toàn bộ phân vô cơ, từ khâu cấp phép, kiểm tra, thanh tra, do vậy có sự song trùng này.

Sự song trùng này dẫn đến kẽ hở, hầu hết các cơ sở sản xuất phân bón của Việt Nam và kinh doanh hiện nay đều là sản xuất, kinh doanh phân vô cơ và phân hữu cơ - Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng lý giải: Theo Nghị định 202 quy định nếu như một cơ sở sản xuất kinh doanh cả hai loại phân bón thì Bộ Công thương là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình xem xét cấp phép cũng như trong quá trình thanh kiểm tra sau này. Do đó, nếu hai Bộ phối hợp không tốt thì chính là khoảng trống để cho các hoạt động gian dối về thương mại, đây cũng là vấn đề cần phải nhìn nhận ra để chỉnh sửa.

Trên cơ sở phân tích các bất cập, hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiến nghị một số giải pháp trong thời gian tới:

Một là về quản lý, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho chỉnh sửa Nghị định 202, nếu sau này giao cho Bộ Công thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chuyển toàn bộ cơ sở vật chất, con người, điều kiện để tập trung một mối quản lý và ngược lại nếu như Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức lại để quản lý về nguyên tắc cho đảm bảo một mối thống nhất.

Thứ hai, tập trung về các văn bản pháp luật, sau khi có Nghị định 202, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ban hành Thông tư 41 và Bộ Công thương có ban hành Thông tư 29 để tập trung quản lý về công tác phân bón. Tuy nhiên cho đến nay, rà soát lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đưa ra chương trình phải sửa vấn đề này cho phù hợp hơn. “Chúng tôi kiến nghị Bộ Công thương rà soát lại Thông tư 29 để tiếp tục chỉnh sửa”, Bộ trưởng đề xuất.

Giải pháp thứ ba, ban hành bộ tiêu chuẩn quy chuẩn, đến thời điểm hiện nay, để tạo điều kiện quản lý chặt chẽ hơn thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuyển sang Bộ Khoa học và Công nghệ 100 quy chuẩn và tiêu chuẩn và đồng chí Bộ trưởng mới cũng rất quyết tâm đến giờ phút này thẩm định cơ bản gần xong.

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành bộ tiêu chuẩn quy chuẩn này để phục vụ công tác quản lý. Đồng thời, chấn chỉnh cơ quan quản lý nhà nước về quản lý phân bón.../.

Theo dangcongsan.vn

Xem thêm