Kinh tế ngành Công thương duy trì khởi sắc trong 2 tháng đầu năm

BBK - Cùng với sự chỉ đạo của tỉnh, Bộ Công thương, sự phối hợp của các sở, ngành và sự nỗ lực của đơn vị, các hoạt động kinh tế ngành Công thương tiếp tục duy trì khởi sắc trong 2 tháng đầu năm.

Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 258,8 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Trong đó công nghiệp khai thác đạt gần 72 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2022; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 163 tỷ đồng, tăng 7,5%; công nghiệp sản xuất phân phối điện ước tăng 8,8%; công nghiệp cung cấp nước ước đạt 9,4 tỷ đồng, tăng 17,9%…

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Thương mại, dịch vụ duy trì phát triển, trong 2 tháng qua thị trường có phần sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước. Lượng dự trữ và chủng loại hàng hóa trong các tổ chức, hộ kinh doanh cơ bản đáp ứng yêu cầu thị trường. Các mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường… bảo đảm nhu cầu tiêu dùng người dân.

Riêng trong tháng 02/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 605,3 tỷ đồng, bằng 91,3% so với tháng trước. Lũy kế 2 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 1.268 tỷ đồng, bằng 138% so với cùng kỳ năm 2022.

Thời gian tới, ngành Công thương tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn; phối hợp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường. Tăng cường công tác quản lý công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất, “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam”; tuyên truyền về phát triển hệ thống phân phối xanh và tiêu dùng xanh, phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực liên kết bền vững giữa sản xuất - phân phối - tiêu dùng; thực hiện Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Chú trọng quảng bá các sản phẩm chế biến hàng tiêu dùng tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của địa phương, như: Măng, miến và các sản phẩm OCOP.

Chú trọng quảng bá các sản phẩm chế biến hàng tiêu dùng tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của địa phương, như: Măng, miến và các sản phẩm OCOP.

Triển khai tập huấn nâng cao kiến thức quản lý chợ nông thôn cho cán bộ cấp xã, ban quản lý chợ, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các thương nhân sản xuất kinh doanh và các thương nhân xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín.

Tiếp tục góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, duy trì ổn định và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Tích cực góp phần cùng các cấp, ngành triển khai hỗ trợ kết nối thị trường, thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử; chuyển đổi số; nâng cao hiệu quả công tác khuyến công và xúc tiến thương mại; đẩy mạnh tư vấn, tiết kiệm năng lượng hiệu quả.../.

Xem thêm