Chuyện học ở phân trường vùng cao Lủng Phặc

Phân trường của bản vùng cao Lủng Phặc, thuộc xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm  vừa được nhà nước đầu tư vẫn còn thơm mùi gạch, ngói, thay thế cho những lớp học tranh tre, tạm bợ do đồng bào Mông ở đây dựng lên để cho con em họ đến học cái chữ. Tiếng thầy cô dạy học, xen lẫn tiếng đánh vần O - A của lũ trẻ, đã làm cho những mệt nhọc của tôi như tan biến đi từ lúc nào không hay.

Phân trường của bản vùng cao Lủng Phặc, thuộc xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm  vừa được nhà nước đầu tư vẫn còn thơm mùi gạch, ngói, thay thế cho những lớp học tranh tre, tạm bợ do đồng bào Mông ở đây dựng lên để cho con em họ đến học cái chữ. Tiếng thầy cô dạy học, xen lẫn tiếng đánh vần O - A của lũ trẻ, đã làm cho những mệt nhọc của tôi như tan biến đi từ lúc nào không hay.

Gian nan đường đến trường

Vượt con đèo có tên Phja Phưẩng, nằm ở độ cao trên một nghìn mét, đường đi ngoằn ngoèo, lởm chởm đá sắc nhọn nằm ngổn ngang, bởi nó đang được nhà nước đầu tư mở mới, để nối liền hai xã Cổ Linh và Công Bằng, huyện Pác Nặm, thuận lợi hơn trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với bên ngoài của rất nhiều cộng đồng người Mông hai xã đang sinh sống tại đây.

Thầy giáo Hanh vẫn đến từng gia đình kèm học cho những em có học lực yếu kém
Thầy giáo Hanh vẫn đến từng gia đình kèm học cho những em có học lực yếu kém

Hành trình đến phân trường  thật gian nan, lúc này tôi chẳng khác nào một diễn viên xiếc đi trên dây thực thụ, khi so sánh mình điều khiển chú “ngựa sắt” dò dẫm, chạy theo đường mòn uốn lượn giữa lưng chừng đồi núi. Tôi thậm chí không dám dời mắt sang trái, nơi có vực sâu hun hút, lúc nào cũng như muốn nuốt chửng tất cả mọi thứ đang đi trên nó. Mọi sự tập trung lúc này, đều hướng vào đôi mắt và đôi tay của mình, để có thể nhanh chóng kết thúc những đoạn đường mà duy nhất chỉ ở bản vùng cao này mới có.

 Cuối cùng thì phân trường của bản vùng cao Lủng Phặc, thuộc xã Cổ Linh cũng hiện ra trước mắt tôi. Một ngôi trường mới khang trang, vừa được nhà nước đầu tư vẫn còn thơm mùi gạch, ngói, thay thế cho những lớp học tranh tre, tạm bợ do đồng bào Mông ở đây dựng lên để cho con em họ đến học cái chữ. Tiếng thầy cô dạy học, xen lẫn tiếng đánh vần O - A của lũ trẻ, đã làm cho những mệt nhọc của tôi như tan biến đi từ lúc nào không hay.

 Chuyện học ở bản Mông

Đến được phân trường Lủng Phặc, mới thấy hết những khó khăn trong công tác dạy và học, mà thầy và trò ở đây vẫn cùng nhau gắng sức khắc phục trong thời gian qua. Phân trường là nơi hội tụ học sinh của ba thôn Lủng Phặc, Cốc Nghè và Nà Pùng của xã Cổ Linh, với trên 100 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đang theo học. Thiếu thốn từ cơ sở vật chất đến đường giao thông, thương cho các em nhỏ mỗi ngày cứ phải “cuốc bộ” năm, bảy cây số để đến trường học cái chữ. Khó khăn là thế, nhưng để duy trì được sĩ số học sinh ra lớp một cách ổn định, lại là cả một quá trình đầy nỗ lực của thầy cô ở phân trường này. Trong đó, có một thầy giáo trẻ đã âm thầm, lặng lẽ từng bước chân trèo đèo, vượt suối, đi đến từng nhà để vận động người Mông cho con em mình đến lớp đều mỗi ngày trong suốt bảy năm qua.

 Quê gốc ở tỉnh Thái Bình, thầy giáo trẻ Phạm Thế Hanh, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Bắc Kạn, đã tình nguyện xin lên công tác tại huyện vùng cao Pác Nặm (Bắc Kạn), cho thỏa những khát khao cháy bỏng được dạy học cho những học sinh vùng cao còn nhiều khó khăn này.

 Được đơn vị phân công lên cắm bản tại phân trường Lủng Phặc, thầy giáo Hanh mang theo bao tâm trạng buồn vui lẫn lộn, về những ngày đầu tiên lên lớp. Nhưng thật khác với những gì anh mường tượng về lũ học sinh thân yêu của mình, hằng ngày vẫn cắp sách đến trường, đến lớp. Thay vào đó là việc các em nghỉ học tràn lan không rõ nguyên nhân, dẫn đến lực học của các em rất yếu, kiểm tra cả một lớp 4 có chưa đầy ba học sinh biết đọc, biết viết. Nhận thấy đây thực sự là những khó khăn mà mình sẽ phải trải qua, để có được một kết quả tốt trong công tác dạy và học. Và thế là thầy giáo trẻ người Kinh này, đã lên kế hoạch “băng đồi, vượt suối” đến gõ cửa, thuyết phục từng gia đình đồng ý cho con em mình đi học mới thôi.

 Nhớ lại những ngày đầu đi vận động học sinh ra lớp, thầy Hanh tâm sự: Không thể kể hết những vất vả trong công tác dạy học ở đây, chỉ có tình thương và sự tâm huyết với nghề mới giúp tôi đứng vững ở nơi “rừng thiêng, nước độc” này. Đi vân động các gia đình nhiều lắm, thôn nào có trẻ em trong độ tuổi đi học là mình lại kết hợp với trưởng thôn đó, đến tận nhà để thuyết phục phụ huynh, một lần không được thì hai, ba, bốn lần, mãi rồi họ cũng chịu đồng ý cho con đi học.

 Có lẽ trong mọi khó khăn mà Hanh gặp phải thì việc bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất đối với anh. Là người Kinh, không biết một thứ tiếng dân tộc nào, đặc biệt là tiếng Mông. Vậy, làm sao để giao tiếp với đồng bào và truyền đạt kiến thức cho các em một cách dễ hiểu nhất đây? Đó luôn là những trăn trở của Hanh trong những ngày đầu đến nhận công tác tại phân trường Lủng Phặc. Nghe anh kể thì mọi cái dường như là “duyên tiền định”, cứ y như là ông trời đã sắp đặt từ trước, để mang anh đến với bản vùng cao này.

 Trong một lần đi vận động gia đình cho con đi học ở trong bản, thầy Hanh đến nhà anh Hoàng Văn Khìn, có con nhỏ đang theo học lớp 3 nhưng không cho đi học nữa, vì điều kiện kinh tế khó khăn nên phải đi làm nương, rẫy cùng gia đình để có cái ăn. Thầy Hanh đến nhà nhưng không được gia chủ tiếp đón, vì biết thầy giáo đến vẫn lại là việc vận động cho con mình đi học. Chủ nhà vẫn loay hoay mà chưa tìm ra nguyên nhân chiếc ti vi đen trắng được sản xuất từ những năm 70 – 80 của thế kỷ trước bị hỏng, đó là tài sản duy nhất của gia đình có được.

 Nhận thấy niềm tin của người dân nơi đây vào công tác giáo dục chưa thực sự có những chuyển biến, họ không biết là cho con mình đi học để làm gì mà lại rất mất thời gian, trong khi đó gia đình phải lên nương, vào rừng để kiếm ăn từng bữa thì lấy đâu thời gian để đi học. Bằng những kinh nghiệm sống, công thêm chút hiểu biết về máy móc, thầy Hanh nói chỉ đến thăm gia đình và xin được sửa giúp chiếc ti vi đang bị hỏng. Và trong chốc lát, thầy Hanh đã làm cho chiếc ti vi cũ rích hoạt động trở lại, chủ nhà mừng quýnh lên lấy rượu ra mời “ân nhân”. Thấy vậy, Hanh trở lại chuyện đi học để biết nhiều kiến thức, phục cho cuộc sống được tốt hơn, anh Khìn vui lắm và hứa ngày mai sẽ cho con đến trường đều đặn.

 Tiếng lành đồn xa, từ việc làm rất nhỏ ấy của thầy giáo Hanh, đã loan tin đi khắp bản: Thầy Hanh sửa được ti vi nhà mình và còn sửa được những thứ khác như đài thu thanh, máy xay xát, xe máy nữa đấy! Đó là những câu mà người Mông ở Lủng Phặc vẫn truyền nhau trong những buổi họp thôn. Và cứ thế, nhà ai có vật dụng nào hỏng hóc là lại chạy đến gọi thầy Hanh về sửa chữa cho mình. Cũng sau những lần như vậy anh lại vận động các gia đình cho con đến trường học, để sau này cũng có thể làm được như thầy giáo rất. Cứ như vây, giờ đây thầy giáo Hanh đã trở nên quen thuộc và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào Mông ở bản Lủng Phặc.

 Nếu như trước đây, việc học sinh nghỉ học ở phân trường là phổ biến, thì nay tình trạng đó đã không còn, từ chỗ phân trường chỉ có 70 học sinh, thày Hanh cùng giáo viên phân trường đã vận động và duy trì đi học đều đặn 120 học sinh ở 5 khối lớp, tỉ lệ chuyên cần luôn đạt từ 90 - 100%; số lượng con em theo học các Trường THCS, Trường Dân tộc nội trú cũng tăng lên đáng kể. Đó là những đóng góp không nhỏ của tập thể giáo viên ở phân trường, mà trong đó phải kể đến những tâm huyết của thầy giáo trẻ Phạm Thế Hanh.

 Nói về thầy Hanh, trưởng thôn Lủng Phặc Hầu Văn Páo vui mừng: Nó là con của bản Lủng Phặc này rồi! Người Mông ở đây biết ơn thầy Hanh nhiều lắm, thầy Hanh dạy chữ cho trẻ con, giúp làm công việc gia đình cho các hộ và thầy cũng biết nói tiếng Mông rồi đấy.

 Tâm sự về chuyện hạnh phúc riêng tư, thầy Hanh chỉ cười: Đó là duyên số rồi! Mình lập gia đình cũng tại mảnh đất vùng cao này luôn và mình cũng y như anh cu Tràng trong truyện Vợ nhặt (của tác giả Kim Lân) vậy, chẳng biết đi tìm hiểu, yêu đương ở đâu giữa đại ngàn xa xôi này. Bỗng dưng có cô giáo trẻ Mầm non cũng được phân tới đây dạy học và chỉ trong một lần nói chuyện hỏi nhau, có đồng ý làm vợ, làm chồng của nhau hay không? Thế là hai đứa đưa nhau về gặp gia đình nội, ngoại rồi nên vợ, nên chồng. Chuyện hạnh phúc gia đình của mình là thế đấy, có lẽ mảnh đất này đã cho mình mọi thứ!

 7 năm gắm bó với bản vùng cao này chưa phải là một khoảng thời gian dài, những đối với thầy giáo trẻ Phạm Thế Hanh, cũng như tập thể giáo viên ở đây, vẫn đang ngày đêm miệt mài “gieo chữ” cho từng lớp học sinh là con em của đồng bào Mông, là cả một quá trình cống hiến không biết mẹt mỏi, hy sinh những lợi ích cá nhân, để tạo thêm niềm tin tươi sáng cho đồng bào Mông ở đây vào tương lai, hướng họ một lòng theo Đảng. Vì ở đâu có Đảng là sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.

 Ghi chép của Quý Đôn

Xem thêm