Hiệu quả từ mô hình Câu lạc bộ pháp luật và đời sống ở tỉnh ta

Với mục đích giúp những phụ nữ nghèo có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế, giúp họ cải thiện đời sống thông qua các lớp tập huấn về sinh kế và nâng cao kiến thức về luật pháp, từ đó chị em phụ nữ xác định được vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ, năm 2007 Dự án Câu lạc bộ Pháp luật và Đời sống (LARC) đã được triển khai thực hiện tại các xã Nông Hạ và Nông Thịnh (Chợ Mới). Tiếp đó, đến năm 2008 dự án được nhân rộng tại xã Côn Minh và Lương Thượng (Na Rì). Được biết, đây là một hợp phần trong Chương trình “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và quản lý tài nguyên thiên nhiên (CASI)” của tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam. Và để thực hiện được mục tiêu đề ra, dự án đã kết hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp miền núi phía bắc (ADC) thuộc Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý (LERES) thuộc Trường Đại học Quốc gia Hà Nội để hỗ trợ thực hiện các hoạt động. Không chỉ được tham gia vào các hoạt động về sinh kế, các chị em phụ nữ nghèo còn được hỗ trợ nâng cao nhận thức về pháp luật, quyền cho phụ nữ.

Với mục đích giúp những phụ nữ nghèo có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế, giúp họ cải thiện đời sống thông qua các lớp tập huấn về sinh kế và nâng cao kiến thức về luật pháp, từ đó chị em phụ nữ xác định được vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ, năm 2007 Dự án Câu lạc bộ Pháp luật và Đời sống (LARC) đã được triển khai thực hiện tại các xã Nông Hạ và Nông Thịnh (Chợ Mới). Tiếp đó, đến năm 2008 dự án được nhân rộng tại xã Côn Minh và Lương Thượng (Na Rì). Được biết, đây là một hợp phần trong Chương trình “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và quản lý tài nguyên thiên nhiên (CASI)” của tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam. Và để thực hiện được mục tiêu đề ra, dự án đã kết hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp miền núi phía bắc (ADC) thuộc Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý (LERES) thuộc Trường Đại học Quốc gia Hà Nội để hỗ trợ thực hiện các hoạt động. Không chỉ được tham gia vào các hoạt động về sinh kế, các chị em phụ nữ nghèo còn được hỗ trợ nâng cao nhận thức về pháp luật, quyền cho phụ nữ.

Các thành viên CLB Pháp luật và đời sống của huyện Chợ Mới tham gia mô hình trồng lạc.

Các thành viên CLB Pháp luật và đời sống của huyện Chợ Mới

tham gia mô hình trồng lạc

Cụ thể, từ khi được triển khai thực hiện cho đến nay, Hội phụ nữ tỉnh đã thành lập được 33 Câu lạc bộ Pháp luật và Đời sống (CLB) với trên 1.300 hội viên là phụ nữ nghèo tham gia. Khi thực hiệncác hoạt động về sinh kế, các mô hình canh tác do dự án triển khai đã thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia. Trên cơ sở lựa chọn những chị em có khả năng tuyên truyền, truyền đạt tốt, các gia đình có quỹ đất, hiện trường, dự án đã thực hiện thí điểm một số mô hình chăn nuôi, trồng trọt, từ đó làm nền tảng để chị em được thực hành và chia sẻ kinh nghiệm khi tiến hành nhân rộng mô hình. Từ đó, các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật của dự án đã được người dân áp dụng dễ dàng, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Vũ Thị Ngoan, thành viên CLB Khe Thỉ II (Nông Hạ) cho biết: “Nhờ được tham gia các lớp tập huấn theo phương pháp cầm tay chỉ việc của dự án, tất cả phụ nữ nghèo chúng tôi đã trồng thành công đậu tương vụ xuân, năng suất đạt gần 20 tạ/ha. Với kiến thức đã được học, chị em phụ nữ trong CLB sẽ tiếp tục trồng đậu tương xuân trong năm tới vì đây là loại cây trồng thực sự giúp phụ nữ xói đói, giảm nghèo”.

Tính đến thời điểm này, dự án đã hỗ trợ cho trên 200 tập huấn viên nông dân của các mô hình trồng lúa, đậu tương, lạc xuân, vườn ươn, gà thả vườn, lợn thịt...được tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật; trên 1.000 thành viên khác của các CLB đã được chia sẻ kiến thức. Nhờ cách làm này, các tập huấn viên nông dân đã có thêm kiến thức cho bản thân, đồng thời rèn luyện khả năng diễn đạt nên mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động cộng đồng. Bên cạnh đó, nhằm giúp các thành viên CLB có cơ hội thực hành các kiến thức khoa học kỹ thuật, dự án đã hỗ trợ nguồn vốn tín dụng hơn 900 triệu đồng cho các CLB. Ngoài ra, các thành viên CLB còn được hướng dẫn về phương pháp quản lý kinh tế hộ gia đình, đồng thời duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng để các thành viên trao đổi kinh nghiệm trong phát triển sản xuất. Đáng mừng là từ khi tham gia CLB, đã có nhiều điển hình chị em phụ nữ vượt khó, làm kinh tế giỏi như: Nông Thị Dung (Nà Làng, Lương Thượng) có thu nhập gần 30 triệu đồng/năm từ phát triển chăn nuôi lợn nái và lợn thịt; hay như các chị: Chu Thị Tiệp, Hà Thị Bảy (Bản Tết, Nông Hạ) đều cho thu nhập khá từ chăn nuôi lợn...Qua tìm hiểu ở địa phương cho thấy, hiện nay đã có khoảng 90% thành viên áp dụng được các kiến thức chăn nuôi, trồng trọt; năng suất lúa tăng đến hơn 40-50% so với các hộ dân không tham gia CLB. Đặc biệt, sản phẩm đậu tương và lạc xuân đã có đầu ra ổn định, đồng thời người dân đã tự tạo được nguồn giống ngay tại địa phương.

Bên cạnh hoạt động về sinh kế, các hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức về pháp luật, quyền cho phụ nữ cũng được tiến hành với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Để tạo điều kiện cho chị em có nhà sinh hoạt thay cho các địa điểm, nhà sinh hoạt đã bị xuống cấp hoặc còn thiếu, từ khi bắt đầu triển khai, dự án đã hỗ trợ xây dựng 14 nhà sinh hoạt CLB. Để giúp chị em có điều kiện nâng cao nhận thức về pháp luật và các kinh nghiệm trong sản xuất, dự án cũng đã hỗ trợ xây dựng tủ sách tại các CLB với 3 số báo: Pháp luật và đời sống, Phụ nữ Việt Nam và Nông thôn ngày nay. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn như: Pháp lệnh dân chủ cơ sở, kỹ năng tuyên truyền và tư vấn pháp luật, kỹ năng thúc đẩy, kỹ năng điều hành CLB bền vững...Các thành viên cũng được chia sẽ những kiến thức về Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình...những hoạt động này đã góp phần đáng kể nâng cao vị thế của phụ nữ và ý thức pháp luật trong nhân dân.

Với những hoạt động trên, dự án CLB Pháp luật và đời sống đã góp phần tạo ra những thay đổi đáng kể đối với phụ nữ nghèo ở 4 xã thực hiện dự án. Hiệu quả của mô hình đã là nền tảng góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Được biết, mô hình CLB Pháp luật và đời sống đã được nhân rộng bởi Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (IFAD). Theo kế hoạch, CLB sẽ được thành lập tại 3 huyện Na Rì, Ba Bể và Pác Nặm trong giai đoạn năm 2009 – 2014./.

PV

Xem thêm