Nam Mẫu với việc vận động học sinh vùng cao đến lớp

Nam Mẫu là xã có nhiều thôn vùng cao giao thông đi lại bằng đường đồi núi, sông, hồ như: Các thôn Đán Mẩy, Nà Nghè, Nặm Dài, Khau Qua hầu hết là đồng bào dân tộc Mông, Dao, không những cuộc sống gia đình còn khó khăn, muốn học lên cấp 2 các em phải vượt suối, băng rừng đến trọ học gần trường cách gia đình hàng chục km. Khó khăn là vậy nhưng việc học đã thành phong trào của các em học sinh nơi đây.

Nam Mẫu là xã có nhiều thôn vùng cao giao thông đi lại bằng đường đồi núi, sông, hồ như: Các thôn Đán Mẩy, Nà Nghè, Nặm Dài, Khau Qua hầu hết là đồng bào dân tộc Mông, Dao, không những cuộc sống gia đình còn khó khăn, muốn học lên cấp 2 các em phải vượt suối, băng rừng đến trọ học gần trường cách gia đình hàng chục km. Khó khăn là vậy nhưng việc học đã thành phong trào của các em học sinh nơi đây.

Nam Mẫu sẵn sàng đón ngày toàn dân đưa trẻ đến trường
Nam Mẫu sẵn sàng đón ngày toàn dân đưa trẻ đến trường

Nam Mẫu có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện học tập cũng như cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhiều thôn, bản đi lại bằng đường rừng núi, sông, hồ; nhà xa nên muốn học lên cấp 2, cấp 3 các em phải sớm xa nhà hàng chục km để trọ học. Chính vì thế, những năm trước, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở xã Nam Mẫu thường cao hơn các địa phương khác trên địa bàn huyện, giáo viên phải vượt suối, băng rừng đến nhà học sinh để vận động trở lại trường học. Giờ thì khác rồi, mặc dù đường đi lại vẫn chưa hẳn đã được cải thiện, nhưng việc học đối với các em và bậc làm cha mẹ đã được chú trọng hơn. Đán Mẩy là thôn cách xa trung tâm xã 15 km đường rừng, sông, hồ, nhưng giờ đây, nhà ở nội trú là ngôi nhà thứ hai của các em, góp phần rất trong việc thực hiện phổ cập giáo dục ở địa phương.

59 em học sinh các thôn vùng cao ở nội trú đã tựu trường đầy đủ, ổn định
Hơn 50 em học sinh các thôn vùng cao ở nội trú đã tựu trường đầy đủ, ổn định

Năm học 2015-2016, Nam Mẫu có 206 em học sinh cấp Tiểu học và 134 em THCS. Bước vào năm học mới, mặc dù có nhiều thôn bản vùng cao nhưng trường đã cố gắng vận động các em học sinh đến lớp học. Thực hiện đúng quy định của Sở Giáo dục - Đào tạo, toàn trường đã bước vào học từ ngày 17/8 đối với khối THCS và 24/8 đối với cấp Tiểu học. Theo đánh giá của trường, đến thời điểm này, khi đã cận kề ngày khai giảng, các em học sinh đã đến lớp học cơ bản đầy đủ và thường xuyên hằng ngày, tuy nhiên, Nam Mẫu là xã có nhiều thôn vùng cao, đồng bào Mông, Dao, đường đi lại khó khăn, hoàn toàn phải đi bộ leo núi cao, vì vậy, đến nay trường vẫn còn một số em với những nguyên nhân khác nhau đến lớp chưa được thường xuyên các ngày trong tuần. Để tích cực vận động đủ sĩ số như kế hoạch đề ra, những ngày qua, trường đã tổ chức đoàn phối hợp với chính quyền địa phương đến các gia đình có học sinh đến lớp chưa thường xuyên vận động các em đến lớp học nghiêm túc đầy đủ từng tiết học, môn học.

Em Sùng Thị Dua, dân tộc Mông ở thôn Khau Qua, năm nay học lớp 9 cho biết: Từ Khau Qua xuống trường THCS hoàn toàn là đi bộ qua thôn Cốc Tộc, đường núi khó đi, mặc dù vậy, được bố mẹ ủng hộ, động viên, tất cả 3 anh chị em trong gia đình đều đã đến lớp học ngay từ ngày đầu nhà trường quy định. Em Dương Thị Mai, học sinh lớp 9, dân tộc Dao ở thôn Khau Qua tâm sự: Nhà em cách trường gần 10 km đường rừng núi, phải đi bộ vượt con suối Tà Han, nhưng vì rất ham học nên em đã có mặt ở trường ngay từ ngày đầu tập trung. Còn em Đặng Thị Chuống, dân tộc Dao Đỏ, thôn Nà Nghè tâm sự: Giờ đã có nhà ở nội trú, gia đình còn nghèo nên em muốn học để sau này trở thành một cô giáo về bản dạy chữ để cuộc sống ngày càng tiến bộ, mấy bạn cùng thôn cũng không có bạn nào muốn bỏ học”.

Cô giáo Ma Thị Chuyên, Hiệu trưởng trường PTCS xã Nam Mẫu cho chúng tôi biết: Để các em học sinh ổn định, yên tâm bước vào năm học mới, đặc biệt, là đối với các em học sinh vùng cao, ngay từ những ngày đầu, bếp ăn cho học sinh nội trú đã được trường chuẩn bị sắp xếp tổ chức sớm để nấu ăn cho các em. 59 em học sinh ở các thôn vùng cao đăng ký ở nội trú đến thời điểm này đã ổn định đến lớp học đầy đủ, chỗ ăn, ở và học tập được sắp xếp gọn gàng. Một số ít em học sinh ở vùng cao những ngày qua chưa đến học đầy đủ các giờ học, giáo viên chủ nhiệm cùng địa phương tích cực vận động nay đã đến đầy đủ. Năm học này, cấp THCS có 4 lớp, 8 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Hiện tại trường còn thiếu 3 giáo viên ở các bộ môn: Văn - sử; toán - lý và Anh văn. Đối với khối Tiểu học có tổng số 6 điểm trường, 21 lớp (1 điểm trường chính và 5 điểm trường lẻ), tất cả có 24 phòng học, còn thiếu 6 phòng học so với nhu cầu; 4 phòng học ở các thôn vùng cao: Đán Mẩy, Khau Qua, Nà Nghè, Nặm Dài cần được tu sửa trong thời gian tiếp theo…Nhìn chung, tất cả trường chính và các điểm trường lẻ đều đã ổn định học; các công việc chuẩn bị cho ngày khai giảng 5/9 cũng đã sẵn sàng.

Tùng Vân

Xem thêm