Pác Nặm với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Những năm qua, hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được các cấp, ngành  huyện Pác Nặm quan tâm thực hiện. Những kết quả từ tĩnh vực này đã có tác động tích cực tới công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững của địa phương.

Những năm qua, hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được các cấp, ngành  huyện Pác Nặm quan tâm thực hiện. Những kết quả từ tĩnh vực này đã có tác động tích cực tới công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững của địa phương.

Nhiều lao động ở Pác Nặm đã có việc làm ổn định sau khi được đào tạo nghề.
Nhiều lao động ở Pác Nặm đã có việc làm ổn định sau khi được đào tạo nghề.


Đồng chí Hoàng Văn Cát– Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Pác Nặm cho biết: Tính từ đầu năm 2012 đến nay, Phòng đã tổ chức triển khai được 9 lớp tập huấn, đào tạo nghề cho trên 200 lượt lao động nông thôn. Các lớp tập huấn chuyển giao KHKT này được thực hiện theo Nghị quyết 30a, dạy nghề cho người dân tộc thiểu số Chương trình 135 giai đoạn II và dạy nghề theo Quyết định 1956. Ngoài ra các ban ngành đoàn thể khác trên địa bàn như Dự án 3PAD, Huyện đoàn, Hội Phụ nữ, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện… đã mở hàng chục lớp tập huấn cho người dân với nhiều ngành nghề khác nhau.


Để phát huy hiệu quả, các lớp đào tạo nghề, chuyển giao KHKT luôn lấy nhu cầu từ phía người dân. Đặc biệt đối với một địa phương thuần nông như Pác Nặm thì những lớp tập huấn đào tạo nghề về sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi thú y là rất phù hợp và thiết thực. Trước khi mở lớp, các đơn vị tổ chức đều tư vấn cho từng học viên, giúp họ lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình. Chính từ các lớp tập huấn, đào tạo nghề này, nhiều hộ gia đình đã vận dụng hiệu quả vào phát triển kinh tế, có thu nhập ổn định và từng bước vươn lên thoát nghèo.


Anh Lường Văn Bảy ở thôn Bản Cảm, xã Cổ Linh tâm sự: Trước đây gia đình anh cũng loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế nhưng đều không thành công. Kể từ khi được tham gia lớp tập huấn về chăn nuôi thú y do Hội Nông dân tổ chức, anh đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn thịt. Kể từ đó đến nay, đời sống của gia đình anh đã đi vào ổn định với thu nhập trên 60 triệu đồng/ năm. Các phương pháp lựa chọn giống, chăm sóc, tiêm phòng… học ở lớp tập huấn đều được anh vận dụng rất hiệu quả.


Qua gần 3 năm triển khai thực hiện, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Pác Nặm đã đạt được những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, huyện Pác Nặm có chủ trương triển khai thực hiện Đề án lồng ghép với các hoạt động của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời hoạch định kế hoạch công tác dạy nghề căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch lao động của từng địa phương theo ngành, lĩnh vực; thực hiện đồng bộ với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là chính sách giải quyết việc làm, đất đai, tín dụng, phát triển thị trường hàng hóa.

Lưu Bích

Xem thêm