Phát hiện dấu tích người tiền sử ở Chợ Đồn

Thông tin từ Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Chợ Đồn cùng chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành điều tra thám sát đã phát hiện 03 hang động tại huyện Chợ Đồn có dấu tích của người tiền sử...

Tại hang Pụt (Thẳm Pụt - thôn Bản Ỏm, xã Ngọc Phái), đoàn điều tra đã phát hiện 01 mảnh gốm thô có văn thừng và thu được 95 mảnh gốm bán sành. Ở một ngách hang, quan sát vách hố người dân địa phương đào lấy phân dơi đã phát hiện tầng văn hóa khảo cổ nằm bên dưới lớp đất mặt hiện tại khoảng 40cm. Đào thám sát bước đầu chưa phát hiện di vật do người tiền sử để lại. Tuy nhiên, căn cứ vào những di vật gốm đã phát hiện đã nhận định rằng: Đây là một di chỉ cư trú của con người thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, lớp cư trú sớm thuộc thời kỳ kim khí, lớp cư trú muộn thuộc thời kỳ trung đại của lịch sử Việt Nam.

 

Thông tin từ Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Chợ Đồn cùng chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành điều tra thám sát đã phát hiện 03 hang động tại huyện Chợ Đồn có dấu tích của người tiền sử...

Tại hang Pụt (Thẳm Pụt - thôn Bản Ỏm, xã Ngọc Phái), đoàn điều tra đã phát hiện 01 mảnh gốm thô có văn thừng và thu được 95 mảnh gốm bán sành. Ở một ngách hang, quan sát vách hố người dân địa phương đào lấy phân dơi đã phát hiện tầng văn hóa khảo cổ nằm bên dưới lớp đất mặt hiện tại khoảng 40cm. Đào thám sát bước đầu chưa phát hiện di vật do người tiền sử để lại. Tuy nhiên, căn cứ vào những di vật gốm đã phát hiện đã nhận định rằng: Đây là một di chỉ cư trú của con người thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, lớp cư trú sớm thuộc thời kỳ kim khí, lớp cư trú muộn thuộc thời kỳ trung đại của lịch sử Việt Nam.

 

Hang “Thẳm Pụt” xã Ngọc Phái địa điểm phát hiện dấu tích cư trú của người thời tiền sử.
Hang Pụt, tại xã Ngọc Phái - địa điểm phát hiện dấu tích cư trú của người thời tiền sử.


Ở hang Chải Ca (Thẳm Chải Ca, thôn Nà Pha, xã Đồng Lạc), đoàn điều tra đã phát hiện 05 di vật đá, 02 mảnh gốm thô. Đào thám sát tại góc trong cùng của hang phát hiện tầng văn hóa khảo cổ chứa vỏ ốc, vỏ quả lai, xương động vật. Những vết tích còn lại ở khu vực cửa hang cho thấy tầng văn hóa khảo cổ của hang dày hơn 01m. Tuy nhiên, phần lớn diện tích nền hang có chứa tầng văn hóa khảo cổ đã bị bàn tay con người thời hiện đại tác động nên không còn khả năng để tiến hành khai quật lớn. Căn cứ vào những di vật đá, gốm thu được nhận định đây là một di chỉ cư trú của con người thời tiền sử thuộc hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí.
 

Công cụ bằng đá của người tiền sử phát hiện tại hang Nà Thẳm, xã Nam Cường.
Công cụ bằng đá của người tiền sử phát hiện tại hang Nà Thẳm, xã Nam Cường.


Khảo sát hang Nà Thẳm (Thôn Bản Mới, xã Nam Cường), đoàn điều tra đã phát hiện 09 mảnh gốm thô có văn thừng cùng 24 di vật đá. Mặt bằng của hang Nà Thẳm có hiện tượng đá sập từ trần hang xuống do những biến đổi địa chất trong lịch sử. Nền hang có dấu vết tác động của con người hiện đại. Với việc phát hiện gốm thô có văn thừng tại địa điểm này đã đưa ra nhận định đây là một địa điểm cư trú của người tiền sử thuộc hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí.

Theo PGS.TS Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học Việt Nam): Những di vật phát hiện được tại các địa điểm hang Pụt, hang Chải Ca, hang Nà Thẳm có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Bắc Kạn nói riêng và khảo cổ học cả nước nói chung. Từ những phát hiện này bước đầu đã gợi mở những nhận thức mới về vùng đất này trong văn hóa thời tiền sử của dân tộc. Đây là kết quả rất có ý nghĩa, cũng là động lực để trong thời gian tới Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn tiếp tục tiến hành điều tra thám sát khảo cổ và tiến hành khai quật, nghiên cứu chuyên sâu, bảo tồn, phát huy giá trị những di chỉ khảo cổ đã phát hiện./.

                                                                                       

 Hoàng Hạnh

Xem thêm