Đác Nông: Mới đầu mùa khô, phá rừng đã “nóng”

 
Anh K’Xuyên, người dân địa phương trước Tiểu khu 1619 thuộc xã Quảng Sơn, huyện Đác Glong đang bị tàn phá nặng nề.
Anh K’Xuyên, người dân địa phương
trước Tiểu khu 1619 thuộc xã Quảng Sơn,
huyện Đác Glong đang bị tàn phá nặng nề.



Mới bước vào những ngày đầu của mùa khô năm 2009-2010 ở Tây Nguyên, nhưng tình trạng phá rừng ở Đác Nông đã “nóng” lên. Tại các “điểm nóng” về phá rừng như huyện Tuy Đức, Krông Nô, Đác Song, Đác Glong, nhiều cánh rừng tự nhiên bị “lâm tặc” ồ ạt chặt phá một cách nặng nề, bất chấp sự ngăn chặn của các ngành chức năng và các đơn vị chủ rừng.


Phá rừng


Sáng ngày 16-11, chúng tôi có mặt tại các Tiểu khu 1619, 1648, 1658 và 1670 nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đác Glong và được tận mắt chứng kiến hàng chục ha rừng rừng do địa phương quản lý đã đang bị “lâm tặc” chặt phá một cách nặng nề. Nằm sát ngay những rẫy cà phê mới trồng được một năm tuổi là những cánh rừng tự nhiên bị đốn hạ cây đổ ngổn ngang và bị đốt cháy nham nhở khắp các triền đồi. Các ngã đường ra vào rừng bị cây đổ ngổn ngang chắn cả lối đi, nhiều đoạn đường mới mở bị xe vận chuyển gỗ lậu của bọn “lâm tặc” đào bới nham nhở. Một khoảng trống chạy dài hàng cây số là những thân cây nằm la liệt, nhiều cây có đường kính 40-50cm.

Rừng tại Tiểu khu 1670, xã Quảng Sơn, huyện Đác Glong
bị tàn phá một cách không thương tiếc.

Anh K’Xuyên, người dân địa phương cho biết: “Rừng bị chặt phá từ nhiều năm nay, nhưng “nóng bỏng” nhất là trong những ngày gần đây. Hàng chục người trong, ngoài địa phương ngày đêm ngang nhiên dùng cưa máy để hạ cây, lúc nào cũng nghe cây đổ như động rừng. sau khi đốn hạ, họ còn ngang nhiên sử dụng cả xe cày vào chở gỗ”.


Theo quan sát của chúng tôi, mặc dù những tiểu khu rừng này nằm gần trung tâm xã Quảng Sơn, và hàng ngày ngoài số “lâm tặc” phá rừng, còn có rất nhiều người đến dò hỏi tìm mua đất rừng vừa bị chặt phá, nhưng vẫn không thấy chính quyền địa phương hay lực lượng kiểm lâm đến ngăn chặn, xử lý. Còn “lâm tặc” thì cứ hoành hành ngang nhiên phá rừng, bán đất để trục lợi.


Rừng… không chủ?


Được biết, ngày 11-11-2008, UBND tỉnh Đác Nông đã có Quyết định số 1647/QĐ-UBND về việc thu hồi nguyên trạng 2.458 ha đất rừng thuộc các Tiểu khu 1619, 1648, 1658 và 1670 của Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn giao cho UBND huyện Đác Glong quản lý và bố trí sử dụng. Trong thời gian qua, UBND huyện Đác Glong triển khai thực hiện kế hoạch giao đất, giao rừng cho các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân thuê để quản lý, khoanh nuôi bảo vệ. Nhưng do việc thực hiện không thống nhất và nhập nhằng nên kế hoạch này của địa phương hiện đang gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói là trong quá trình giao đất, giao rừng, địa phương đã để xảy ra một số trường hợp chồng chéo, nhập nhằng dẫn đến sự bất bình đối với các đơn vị và người dân trên địa bàn.

Sau khi công trình đường giao thông nối từ xã Quảng Sơn đi đồn 9 được mở ra, tình trạng phá rừng ở xã Quảng Sơn ngày càng gia tăng.

Theo Chi Cục kiểm lâm tỉnh Đác Nông, mặc dù mới bước vào những ngày đầu của mùa khô 2009-2010, nhưng từ đầu tháng 11 đến nay, tình trạng phá rừng diễn ra hết sức nóng bỏng không chỉ riêng tại xã Quảng Sơn, mà nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là tại các “điểm nóng” như xã Đác Lao, Đác Ha thuộc huyện Đác Glong; xã Đác Ngo, Quảng Trực, Đác R’tít của huyện Tuy Đức; xã Trường Xuân của huyện Đác Song; xã Quảng Phú, Nâm Nung, Đức Xuyên của huyện Krông Nô…
 

Xem thêm